About Me

This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch thái lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch thái lan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Các món mì nhất-định-phải-ăn ở Thái Lan.

Bài viết cộng tác với afamily.vn 








Thịt bò hay thịt lợn? Mì sợi to hay sợi nhỏ? Mì gạo hay mì trứng? Chan nước hay ăn khô? Nước trong hay nước dùng có tiết? Cay hay không cay? Có muôn vàn câu hỏi đón chờ khi bạn bước chân vào một gánh mì rong ở Thái Lan, và mỗi câu trả lời sẽ đưa bạn đến với một món mì khác nhau. Hãy cùng khám phá sự độc đáo vô tận của văn hóa mì Thái Lan trong bài viết này. Và các bài viết sau!


Một quầy gia vị tại một cửa hàng mì bao gồm ớt tươi, ớt khô, ớt bột, tỏi chiên, hành tím, hành lá, tiêu bột 

KUAY JAP

ก๋วยจั๊บ

Dễ dàng tìm thấy ở khu China Town, Kuay Jap là món ăn có nguồn gốc từ người Triều Châu tồn tại lâu đời trong lòng Bangkok. Mì được sử dụng trong món Kuay Jap thường là mì gạo được cán mỏng thành lá và cắt hình vuông, ăn cùng với thịt lợn và nội tạng hầm nhừ. Phần nước dùng có hay lựa chọn, Nam sai là nước dùng trong suốt được ninh từ xương lợn, Nam sai là nước dùng có thêm ngũ vị hương, tuy nhiên với cả hai loại nước dùng, đầu bếp sẽ xức rất nhiều tiêu bột trước khi món ăn được phụ vụ. Một chút hành mùi màu xanh và một miếng há cảo chiên màu vàng là điểm nhấn của món ăn thơm ngon này.



 Một phiên bản khác, tuy nhiên không phổ biến lắm, của món ăn này là KUAY JAP YUAN chính là món bánh canh của Việt Nam với giò thái miếng thay cho thịt lợn, có nơi cho thêm trứng cút luộc, trên cùng là hành khô hành lá. 

KUAYTIAW TOM YAM

ก๋วยเตี๋ยวต้มยำ

Các fan của món Tom Yam hẳn sẽ rất vui mừng khi biết, nước dùng Tom Yam có thể dùng để chan các loại mì. Dù bạn order mì gạo sợi nhỏ như sợi miến, cho tới bánh đa trắng to như sợi phở, hay mì vàng, chỉ cần có đủ các nguyên liệu sau: nước dùng đun từ nước xương, giấm ớt tỏi, đường, lạc giã nhỏ và thật nhiều ớt bột, đầu bếp sẽ ngay lập tức phục vụ bạn một bát Kuay Tiew Tomyum với đủ vị chua cay mặn ngọt nóng hổi. Ăn kèm với mì thường là thịt lợn băm hoặc thịt lợn xá xíu thái lát mỏng, thịt viên, trứng luộc lòng đào và một miếng sủi cảo rán giòn, kèm theo một chút hành lá thái nhỏ. 


BAMII

บะหมี่


Nếu cả Thái Lan chỉ có một tiệm mì duy nhất, thì chắc chắn tiệm mì đó sẽ bán Bamii. Với nền cơ bản là nước dùng trong veo từ nước ninh xương, có vô vàn biến thể của món ăn này, từ nguyên liệu mì: mì trứng, mì gạo, bánh đa, cho tới thịt ăn kèm: thịt lợn quay, thịt vịt nướng, thịt lợn xá xíu, sủi cảo... không cần bàn cãi khi nói Bamii là món mì phổ biến nhất Thái Lan. Tùy theo vùng miền mà các gia vị được gia giảm ít nhiều, tuy nhiên món ăn không thể được phục vụ nếu thiếu chút hành mùi thái nhỏ, tiêu bột, tỏi chiên và một chút dầu tỏi. Những khách hàng thích vị đậm đà của các loại gia vị trên có thể gọi mì và nước dùng riêng. 
Bamii ăn với thịt xá xíu, thịt viên





Bamii ăn cùng thịt xá xíu và sủi cảo




KHANOM JIIN

ขนมจีน

Người Thái không ăn bún như người Việt. Nghĩa là không chan nước, không ăn cả bò, gà, cá, cua chan nước dùng với bún, tuy nhiên không phải vì thế mà cho rằng người Thái không ăn bún. Khanom jiin, cũng có thể coi là một trong những món ăn vỉa hè rẻ nhất và được ưa chuộng nhất của người Thái, là món bún được ăn kèm với các loại nước sốt cà-ri cay nồng (thường có nhiều vị như cá, tôm, cua hoặc dừa). Nhưng nếu chỉ có vắt bún con đặt trên đĩa sâu lòng, chan thêm nước sốt sền sệt từ gia vị cà ri và cốt dừa thì món ăn này đã không được ưa chuộng đến thế. Ăn cùng với Khanom Jiin là rau, một nguyên liệu khá ... hiếm trong ẩm thực của người Thái nói chung. Rau sống ăn kèm với Khanom Jiin lại không phải các loại rau gia vị như của người Việt Nam mà bao gồm các loại rau củ tươi sống: cà pháo, cà chua, giá đỗ, lá xoài non, đậu đũa, bắp cải thái sợi và dưa chua. Vị chua và thanh mát của bún rau sẽ làm dịu đi cơn hương vị nồng, đôi lúc là cay tới xé ruột của cà ri, để rồi ăn một miếng là lại phải xuýt xoa ăn thêm miếng thứ hai thứ ba... khó thể dừng lại. 





Nước sốt cà ri

KHAO SOI  

ข้าวซอย 

Là món ăn đặc trưng của vùng Bắc Thái, cụ thể là khu vực Chiang Mai, Chiang Rai, Pai... Khao Soy gồm mì vàng chan nước cà ri cốt dừa đặc và sánh, thơm ngậy, ăn cùng các loại thịt theo ý thích (thịt lợn nướng, hải sản, xúc xích cay, gà...) dưa chua, hành tím thái nhỏ. Trước khi được dọn ra đầu bếp sẽ đặt một chút mì vàng chiên giòn lên trên cùng, vừa để trang trí vừa tăng thêm tính phức tạp của món ăn. Mỗi một miếng Khao Soy vừa có sự mềm mại, vừa có chút giòn giòn, vừa có vị hăng của hành, vừa có vị ngọt của cốt dừa, tạo nên một món ăn không thể lẫn đi đâu được. Để hương vị thêm hòa hợp với dưa chua, khách hàng có thể vắt thêm chút cốt chanh từ miếng chanh mà đầu bếp đã tinh ý để sẵn bên cạnh. Và, thế là món ăn đã hoàn tất, mời các thực khách xơi. 

http://blog.hatmem.com/2015/12/huong-dan-i-pai-chiang-mai-cu-nhat.html



Hành tím và dưa chua ăn kèm


Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Temples in Chiang Mai

































We spent time to walk and ride bicycles around Old City, Chiang Mai. Matt took photos non-stop while explaining Buddhism to me. It was as quiet and comfortable as how a sip of cold water cools your whole body down on a mid-summer day.
Nov, 2015

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Hướng dẫn đi Pai, Chiang Mai cụ thể nhất.


Từ Bangkok, mình đi tàu hỏa tới Chiang Mai. Trung bình một ngày có tới hơn 5 chuyến chạy tuyến này, các bạn có thể check online nhưng không mua online được mà phải đến trực tiếp bến tàu Hualampong (đi tàu điện ngầm MRT đến ga Hualampong rồi băng qua đường là tới) để mua vé. Thời gian tàu chạy là từ 12-14 tiếng tùy loại tàu, tàu nằm có giá từ 900baht, tàu ngồi rẻ nhất 250baht. Mình đi tàu ngồi, chậm, từ 1h chiều hôm trước tới 5h sáng hôm sau thì tới nơi. Cũng may các khách sạn ở Chiang Mai hầu hết cho khách check in sớm trước 12h, như trường hợp căn hộ mình thuê, họ cho nhận phòng bất cứ lúc nào trong ngày với điều kiện thông báo trước ngày giờ đến nơi. 

Về  nơi nghỉ, mình ở 2 ngày trong khu Nimman, 3 ngày ở nhờ chị bạn ở khu chung cư cạnh Maya (khu trung tâm thương mại lớn mới mở) và 3 ngày ở khách sạn U Chiang Mai tại vị trí trung tâm của Old city) Mình nói qua ưu điểm của từng khu như sau:

- Nimman: nhiều hostels, nhiều hàng ăn, nhiều quán cafe, quán bar (ở đây không thấy có vũ trường) thu hút các bạn trẻ từ 18-25 tuổi. Các quán mở muộn, trang trí đẹp mắt, có phong cách.
iBerry một khu tổ hợp ăn uống do nghệ sĩ diễn viên hài Udom người Thái lập nên
- Chung cư: Chiang Mai có rất nhiều các nhà chung cư xây sẵn cho thuê, nếu  chọn ở cách khu trung tâm đông đúc (xa là khoảng 3km thôi ạ) thì giá thuê rất rẻ, khoảng 5-700baht nếu thuê cả tháng và khoảng 3-500baht theo ngày. Ưu điểm là an toàn, có dịch vụ phòng, giá rẻ, phục vụ đầy đủ các nhu cầu cơ bản, dễ gần chợ và có nhiều món ăn ngon rẻ. Các bạn có thể tham khảo airbnb để tìm hiểu trước khi đến. 
Bà cụ bán Sai Oua trong ngõ nhỏ bên tay trái hàng sửa xe có tên Nat motor ở khu Think Park.
Sai Oua được làm tươi hàng ngày thơm ngon nóng hổi, 25baht/lạng với 5 baht/1 gói xôi
- Old City: như các bạn xem bản đồ, là một khu thành cổ vuông vắn được xây từ thế kỉ từ 14 bởi các vị vua người Lanna, người Thái cổ. Khu vực này rất nổi tiếng với walking tour- tour du lịch thăm thú chùa (có hơn 200 ngôi chùa lớn nhỏ) và ăn uống tại các nhà hàng được đánh giá cao. Bạn nào đi du lịch cùng người yêu, người nhà, mình reccomend khách U Chiang Mai bởi dịch vụ tốt và đồ ăn ngon. Khách sạn ở tầng 1 nhà hàng có menu giữ nguyên các nấu truyền thống và nâng cấp bằng những nguyên liệu đắt tiền nên món nào cũng ngon. Giá khoảng 240baht (chưa tới 200k) một món. Đây là điểm mình đánh giá cao nhất ở khách sạn này, bên cạnh chính sách cho khách check-in 24/24h và ăn sáng mọi lúc trong ngày. Xem thêm ảnh trên facebook ở ĐÂY ạ


Đồ ăn của Chiang Mai thì nổi tiếng với món Khao Soy, không ăn thì chưa được tính là đã đến đây. Mình recommend mấy quán dưới đây
- Khao Soy Khun Yai: nằm ở phía ngoài khu Old city, cạnh chùa Ngựa/Horse Temple, mở cửa từ 9h sáng đến 1h chiều, tuy nhiên các bạn phải đến trước 11h vì hàng này nổi tiếng nên hết hàng rất nhanh.
Tuy được nhiều người recommend nhưng mình chỉ cho nhà hàng này 7 điểm, vì phục vụ khá chậm và hay hết hàng, lần nào đến sau 11h cũng chờ chán chê rồi bị báo là phải chuyển sang gọi món khác. 
- Khao Soy Nimman có ưu điểm là dễ tìm, nhiều lựa chọn (ngoài lựa chọn truyền thống là ăn với thịt đùi gà, các bạn có thể ăn kèm với các món Bắc Thái khác như Sai Oua, thịt lợn rang ngọt, hải sản. Giá 65baht cũng k phải quá đắt vì dịch vụ nhanh, thân thiện, chỗ ngồi đẹp và thoải mái, lại bán suốt cả ngày. 

- Khao Soy tại nhà hàng Eat&Drink của khách sạn U Chiang Mai: vừa giữ được cách nấu truyền thống vừa sử dụng các nguyên liệu cao cấp nên mình chấm cho địa điểm này 10 điểm trên 10.



Một số các món ăn khác
Kha nom jeen nam nghiew - giống bún thịt chua của Việt Nam, ăn kèm tiết gà luộc và các loại rau.

Cửa hàng bánh Charin Pie ở ngõ 13 khu Nimman
Bánh táo, bánh dừa và bánh white chocolate cheese là 3 loại bánh mình ăn thử và rất thích. Giá 75baht/piece

Huen Jai Yong - Một nhà hàng kết hợp tham quan và trưng bày văn hóa Bắc Thái ở cách thành phố khoảng 20km

Món ếch nấu canh chua. Đằng sau là menu các món ăn đặc trưng mà nhà hàng chuẩn bị để thực khách dễ gọi
Thực đơn dễ hiểu và thân thiện với những khách hàng không biết đọc chữ Thái.
Khuyến mại link địa điểm cho những ai quan tâm: https://goo.gl/maps/fmq3PXjfTX62
Đương nhiên là không nên bỏ qua trà sữa Thái
Một cửa hàng đồ ăn Isaan ở cuối ngõ Nimman soi 6, đối điện soi 9 và cửa hàng Seven Eleven ở ngay ngã tư. Đồ ăn ngon và bán muộn, một set 3 món gồm: canh sườn non nấu cay, xôi và thịt lợn nướng. 
Để di chuyển tại Chiang Mai, các bạn có vài lựa chọn sau
- Thuê xe máy: 200baht cho xe số, 250baht cho xe ga. Mình thuê ở cửa hàng Bikky Chiang Mai
- Đi Song theow: 20-30baht/người nếu bạn di chuyển gần, ví dụ trong khu Old city hoặc khu Nimman. 40-50baht nếu bạn muốn đi xe hơn ví dụ từ Old City đến bến xe Arcade hoặc đi lại giữa Old City và Nimman chẳng hạn
- Đi tuk tuk: Đắt hơn Song theow khoảng 10baht với cùng chặng đường 
- Thuê xe đạp: Mình không thuê nên không biết giá, nhưng vì đi xe máy quá tiện rồi nên cũng k có ý định thuê xe đạp.

Các địa điểm tham quan xung quanh Chiang Mai các bạn có thể tham khảo qua Tripadvisor các bạn chú ý có các chợ cuối tuần rất nhiều thứ hay ho để ăn và để chụp ảnh nhé. Vì mình thích chùa nên ngoài thời gian làm việc, mình chỉ đi loanh quanh tham quan, ăn uống, chụp ảnh. À có một hôm đi xem fim ở trong khu Maya nữa, thứ Tư là ngày khuyến mại 100baht (tương đương 70k) đồng giá các suất chiều các bạn ạ.

Mình đến Chiang Mai vì muốn tham gia ngày lễ Loykrathong nên mình chia sẻ luôn kinh nghiệm về ngày lễ này. Địa điểm lí tưởng nhất để xem cảnh tượng 'dòng sông' đèn lồng bay lên trời vẫ là đại học Maejo (các bạn tra trên Google Maps) Khu vực phải mua vé là nơi được các nhiếp ảnh gia ưa thích nhất. Khi mua vé với giá 3000baht, các bạn sẽ được dặn mặc đồ đẹp, thường là đồ trắng nhìn sang trọng bắt mắt, sẽ được xếp chỗ đứng tại nơi thả đèn, mỗi người có vị trí cố định, cách nhau vừa phải bao nhiêu bao nhiêu mét gì đấy Bạn nào muốn tìm hiểu về nguồn gốc ngày lễ có thể tham khảo link này: Các bức ảnh lung linh và nhìn rất có quy củ được bày bán trên mạng là chụp trong khu có set-up đấy. Vì giá vé cao (3000baht) và số lượng có hạn, nên không phải ai cũng mua được. Số lượng đó vẫn tụ tập tại bãi cỏ bên ngoài trường và tổ chức thả đèn... với nhau.


Nhưng dù thả ở trong hay ở ngoài thì hai bên đều thống nhất là sẽ thả đèn cùng lúc vào khoảnh khắc 9h tối, cảnh tượng lúc ngước nhìn lên thật khó tả bằng lời. 

Tiếc là mình vừa không kịp mua vé, vừa đến trễ 15 phút nên chỉ có thể nhìn dòng sông ánh sáng ấy cuốn theo gió lên trời từ xa. Một địa điểm nữa mọi người cũng hay thả đèn là chợ đêm ở sông Ping, tuy nhiên mình không khuyến khích vì đó vẫn là trong thành phố, nhiều dây điện chằng chịt, nguy cơ cháy nổ cao.


Ngoài ra nếu bạn nào đọc link bài viết về Loykrathong sẽ để ý thấy rằng người Thái còn thả một loại đèn hoa đăng xuống nước nữa, thả đèn trời nặng tính thương mại và quảng bá du lịch hơn. Nếu các bạn trên đường từ đại học Maejo về khu trung tâm thành phố, đừng quên ghé thăm các ngôi chùa dọc sông Ping vào khoảng thời gian 10h-12h đêm. Đây là thời điểm người dân ra ngoài và bắt đầu những nghi thức thả đèn theo cách truyền thống. 



Rất may là Matt đã chọn dừng ở ngôi đền có tên ... (chưa nhớ ra) và mình có dịp tham gia vào một nghi lễ thiêng liêng nhất nhì của đất nước này. Lúc thả đèn trời mình còn bận giân dỗi vì hụt mất cảnh đẹp, nên chẳng dành thời gian gì mấy, chỉ muốn chóng chóng chụp ảnh xong đi về, thì lúc ở đây mình có thời gian thả đèn một cách chân thành, gửi một chút suy nghĩ về tới những người thân yêu. Trong tiếng Thái, hạnh phúc được ghép từ hai từ Dee-nghĩa là vui, Chai-nghĩa là trái tim, lần đầu tiên mình cảm nhận được cảm xúc Dee Chai đó một cách rất trọn vẹn, như một sợi dây gắn kết vô hình với nền văn hóa nơi này.


Sư thày làm lễ buộc chỉ tay cầu may mắn cho hai đứa và dặn năm sau nhớ quay lại. 
Matt tuy cũng ấm ức vì không chụp được cảnh thả đèn nhưng cũng phấn khích không kém khi thấy một dòng sông nến lung linh hihi
Một khay 12 đèn thân chuối có giá 40baht. Mình đưa 200baht ngta đưa cho năm khay hơn 60 đèn. Thả cho cả họ Hà Nội luôn í nhờ :))

Sau 3 ngày ở ChiangMai mình bắt xe minivan đi Pai - một vùng cao nguyên núi nổi tiếng xinh đẹp - khởi hành từ bến xe Arcade lúc 7:30 sáng. Trung bình xe chạy 1 tiếng 1 chuyến từ 6:30 sáng tới 5:30 chiều, xe 14 chỗ, dừng 1 lần trên đường đi phục vụ nhu cầu toilet, giá vé là 150baht/chiều. Từ bến xe này các bạn có thể bắt xe bus với các giờ tương tự, xe 80 chỗ, giá 80baht. Ngoài ra từ Chiang Mai cũng có một hãng máy bay tư nhân bay hàng ngày đến Pai, có giá dao động từ 1300baht-1900baht tuỳ ngày. Tất cả các phương tiện trên đều nên book ở bến xe Arcade, rất nhanh và dễ, khỏi cần qua trung gian nào hết. Bến xe cách trung tâm Chiang Mai khoảng 6km, bên kia sông Ping.


Từ Chiang Mai tới Pai là hơn 110km, nhưng vì nhiều cua quẹo, đèo dốc, nên thường xe đi hết 3,5 tiếng cả nghỉ giữa đường. Có nhiều bạn hỏi mình có nên đi xe máy không, thì mình trả lời là Không, vì thời điểm mình đi đường đang cơi nới và sửa nhiều đoạn, không thuận tiện cho lắm. Tại Pai, mình nhìn thấy không ít các bạn nước ngoài tay chân băng bó vì tai nạn dọc đường cũng ớn lắm, hơn nữa, các phương tiện công cộng rẻ và tiện như vậy thì cũng không tội gì. Thời gian ở Pai khoảng 2 đêm 3 ngày là đủ để check-in các danh lam thắng cảnh nơi đây, các bạn nên có kế hoạch và mua vé xe về trước ÍT NHẤT 1 ngày để có giờ mong muốn.

Thời điểm mình đi là vào sau lễ Loy Krathong - lễ thả đèn nổi tiếng của Thái Lan có thể nói là thời điểm khởi đầu cho mùa cao điểm cho du lịch Thái Lan, tuy nhiên không quá khó khăn để tìm nhà nghỉ ở Pai. Từ bến xe bus, các bạn có thể đi dọc theo trục đường chính và rẽ vào các ngõ nhỏ để tìm các nhà nghỉ. Các guesthouses, hostels chỉ tăng giá xíu xiu, dao động từ 350-600baht/đêm, các villa resort sang trọng hơn có giá từ 1200baht cho phòng mountain view, cũng khá mềm so với Sapa. Các địa danh tham quan ở Pai cũng không xa nhau lắm, từ thị trấn đi đâu cũng tiện. Nói thị trấn cho oách chứ thực ra khá nhỏ, chỉ gồm 12 đường ngang-dọc cắt nhau như ở Hội An, có 4 siêu thị tiện ích 7/11, nên các bạn khỏi lo mua các vật dụng thiết yếu từ trước, có nhà thuốc, cực kì nhiều nhà hàng ăn và quán cafe. Đoạn này nói trong album cực kì chi tiết luôn!!!

Thuê xe máy ở Pai cũng dễ. Chỗ uy tín nhất là cửa hàng có tên Aya, giá 150baht/ngày cho xe scooter 115cc và 200baht/ngày cho xe phân khối lớn hơn, kèm bảo hiểm 40baht/xe. Đừng ki bo tiết kiệm khoản này nhé vì nếu xe có lỡ xây xát gì thì họ bắt đền cũng phải 1000baht đổ lên nếu không có bảo hiểm đó. Mình đổ 100baht tiền xăng mà đi 4 ngày không hết, Pai nhỏ xíu vậy đó :))

Đồ ăn ở Pai (đáng tiếc) không nhiều như Chiang Mai, nhưng cá nhân mình thấy rẻ và ngon, kể cả đồ Tây. Ví dụ một set American breakfast có giá 90baht, cơm và các món lẻ từ 50-80baht, đồ uống sinh tố các loại 25-30baht.

Kway teow tomyum sườn non 

Về các địa điểm tham quan thì các bạn (lại) lên Tripadvisor search và dùng google maps để tra cứu địa điểm là ra. Mình thích đi chùa và thích mấy chỗ thiên nhiên một tí nên dành 1 ngày để check tất cả các địa điểm touristic, còn lại dành trọn 3 ngày để đi lòng vòng tham quan chùa chiền, đọc sách, ún cà phe, chụp ảnh núi non và đi tắm suối nước nóng (thích lắm í!!!). Thiên nhiên ở Pai còn rất hoang sơ, trên đường đi chơi mình chụp được rất nhiều cảnh đẹp mà không tả được trên bản đồ.


Xem ảnh và chú thích trên facebook tại ĐÂY


Thời tiết ở Pai trước tháng 12 không rét lắm, trừ sáng sớm. Từ 10h sáng đến 4h chiều, trời nắng rực rỡ và nhiệt độ khoảng 28 độ C, quần đùi áo cộc chạy ầm ĩ được. Ngoài khung giờ đó thì nên mang áo khoác dày chút và khăn tất đầy đủ. Nghe nói năm nay mùa rét đến muộn, chứ tầm này mọi năm là đã lạnh lắm rồi, thậm chí có nơi có tuyết. 


Dã quỳ rực rỡ mọi nẻo đường.

Thôi thông tin chung chung vậy là nhiều rồi, bạn nào quan tâm xin mời click xem ảnh đọc caption. À còn lời cuối mình muốn nhắn nhủ, hãy du lịch văn minh và thông thái. Muốn văn minh và thông thái, hãy đối xử với thiên nhiên và người bản địa như cách bạn muốn khách du lịch đối xử với thiên nhiên và người Việt Nam. Để sau mỗi chuyến đi, đằng sau những tấm ảnh đẹp là những câu chuyện đẹp.

 Xin cảm ơn!

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites