About Me

This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Phuket-Phi Phi-Krabi-Ao Nang

Mình ở Samui gần năm rưỡi, có rất nhiều bạn bè đã đi Phuket, cũng như ở Phuket sang Samui chơi, thế nhưng bản thân lại chưa đi Phuket, Krabi bao giờ (cách nhau có khoảng 4-5 tiếng lái xe thôi mới đau chứ). Tuy nhiên, do được các bạn tin tưởng và nhờ tư vấn, mình xin tập hợp các câu hỏi đó và trả lời thành post này, đồng thời chia sẻ hai lịch trình của Thảo Nhung, admin của Phuotvivu.com,  để các bạn dễ hình dung. Cũng xin thông báo một tin quan trọng là Hiện nay blog Hạt Mềm bắt tay với Phuotvivu để cho ra đời dịch vụ Thiết kế tour du lịch "bụi" trong khu vực Đông Nam Á, nói nôm na là các bạn muốn trải nghiệm du lịch "bụi" nhưng an toàn, có thể email bọn mình tư vấn nhà hàng, khách sạn cũng như đường đi nước bước, giờ giấc chuyến bay cũng như thời điểm nào nên đi, một cách hợp lý và tiết kiệm nhất.

Trải nghiệm đồ ăn bản địa cực chất với hướng dẫn viên người Thái, để có thể nói với bạn bè rằng Thái Lan không chỉ có Som Tam, Tom Yum và Pad Thai đâu nhaaaa

Đây là một dịch vụ thuận tiện cho những bạn:
+ Muốn tiết kiệm về mặt tài chính + thời gian
+ Muốn tránh những rủi ro khi thiết kế lịch trình (đặc biệt là những nơi phải kết hợp nhiều phương tiện giao thông)
+ Đề cao sự an toàn (vì các khách sạn được tụi mình recommend toàn là những khách sạn tụi mình đã ở và verified về dịch vụ + độ tin cậy)
+ Thích nhận được nhiều quà tặng, giảm giá (khi book các tour tham quan qua website của tụi mình)
+ Đi nghỉ cùng gia đình, hoặc một nhóm bạn thật nhàn nhưng không muốn đăng kí tour

Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể đặt câu hỏi và email về phuotvivu@gmail.com nhé!
du lịch tự túc, du lịch bụi, du lịch Thái Lan
Phuotvivu.com
du lịch tự túc, du lịch bụi, du lịch Thái Lan
blog.hatmem.com


Quay trở lại nội dung bài viết, Phuket nằm cách Bangkok 867km về phía Nam, khoảng 10 tiếng tàu hỏa, xe bus hoặc 1 tiếng rưỡi máy bay, là hòn đảo lớn nhất Thái Lan với diện tích khoảng 543km2. Từ Việt Nam đi Phuket bây giờ khá dễ dàng và thuận tiện, từ Hà Nội và TP HCM, bạn bay tới Bangkok và sau đó nối chuyến bay đi Phuket (ngoài Air Asia, các bạn có thể tham khảo bay nội địa bằng Nok Air) Bạn có thể bay tới Bangkok bằng các hãng như Thai Airways, Vietnam Airlines, Qatas… hoặc các hãng bay rẻ như Airasia, Vietjet, Jetstar. Bạn hãy lên kế hoạch trước vài tháng để có thể đặt được vé rẻ nhất theo hướng dẫn này http://blog.hatmem.com/2013/05/cach-mua-ve-may-bay-gia-re.html

Thời gian tốt nhất để tới Phuket là từ tháng 12 tới tháng 5, khí hậu ôn hòa, có gió mùa mát mẻ và không quá nóng. Tương tự như Samui, tháng 6-8 là đỉnh điểm nắng nóng và tháng 10-12 rơi vào mùa mưa ở đây. (Nói dài thêm một tí để các bạn đỡ lo, là khi các bạn đi du lịch, yếu tố thời tiết là khó kiểm soát, các bạn đi vào mùa nắng nhưng nếu xui, hôm các bạn đến trời vẫn mưa như thường. Nói mùa mưa/mùa khô là một khái niệm tương đối để các bạn có thể chuẩn bị tốt hơn trong các trường hợp thời tiết kém thuận lợi thôi chứ không có nghĩa là Các bạn không nên đi nhé)
Một bên mưa, một bên nắng chang chang là kiểu thời tiết khá ...điển hình vào mùa mưa ở đây

Phuket có ba bãi biển chính là Karon, Kata và Patong trong đó Patong là khu sầm uất và tập trung nhiều khách du lịch nhất, hầu hết các khách sạn ở Patong đều cách biển từ 5 – 10 phút đi bộ, giá cả cũng khá mềm và có rất nhiều mức giá cho bạn lựa chọn, dao động từ 700 -1.200 baht. Kata và Karon vắng vẻ hơn, tuy nhiên cũng có nhiều khu nghỉ dưỡng nằm dọc con đường phía sau bãi biển.

Ban ngày nếu không đi biển, các bạn có thể thuê một chiếc xe máy hoặc ngồi trên xe tuk tuk vòng quanh thành phố để khám phá cuộc sống của người dân nơi đây. Thăm chùa Chalong nơi có hình ảnh của nhà sư nổi tiếng Luang Pho Chaem. Kiến trúc của chùa Chalong là kiến trúc tiêu biểu của các ngôi chùa ở Thái Lan, tập trung nhấn mạnh bằng những màu sáng. Sau đó bạn có thể ra Kata View Point để nhìn gần như toàn cảnh Phuket và cuối ngày tới mũi Promthep Cape để ngắm cảnh hoàng hôn lãng mạn. Điện thờ Phật bốn mặt cùng với nhiều tượng voi được trưng bày ở đây cũng là một điểm tham quan hay cho những bạn nào muốn tìm hiểu sự giao thoa của đạo Phật và đạo Hindu tại Thái Lan. Ngoài ra, các viewpoint Radar Hill, Panwa, Windmill ở các phần khác nhau của đảo cũng là những điểm đáng để check-in.


Ngắm cảnh mặt trời lặn ở Phuket từ mũi Promthep Cape. Chữ "Prom" là tiếng Thái chỉ thần Brahma, vị thần tối cao của đạo Hindu, "Thep" có nghĩa là thần, Promthep được hiểu là Nơi dừng chân của thần Brahma.



Khu phố cổ Phuket được tạo thành bởi 5 con phố Rasada, Phang Nga, Thalang, Dibuk và Krabisẽ là một điểm dừng chân thú vị. Mang nhiều màu sắc văn hóa, nghệ thuật và cả tâm linh được ảnh hưởng từ Trung Quốc và một vài nước Tây phương như Bồ Đào Nha (khá giống Melaka của Malaysia)

Phuket cũng nổi tiếng với những khu phố ăn chơi như Soi Bangla, Soi Easy, Soi Sea dragon, với các "sàn nhảy" Seduction Nightclub, Hollywood Discotheque, Banana, New Tiger thu hút nhiều các bạn Tây đẹp trai xinh gái. Đương nhiên là các bạn có thể thoải mái chọn lựa, tốt nhất là đi bộ quanh quanh khu vực phố đi bộ từ 9h, vì nhạc chỉ lên sau 10h và kéo dài đến tầm 2-3 giờ sáng.

Tới Phuket, tour đi đảo điển hình nhất là tour đi đảo Phi Phi và vịnh Phang Nga (nơi có đảo James Bond). Koh Phi Phi là quần đảo lớn nằm ngoài khơi tỉnh Phuket, Phi Phi gồm 6 hòn đảo lớn, trong đó nổi tiếng nhất là đảo Phi Phi Don, Phi Phi Leh, từ trên cao nhìn xuống theo hướng Nam, hai hòn đảo Phi Phi Don và Phi Phi Leh trông giống như hai chữ P, nên người phương Tây gọi là PP và người địa phương phiên âm thành Phi Phi (trong tiếng Thái phiên âm, đa phần chữ H không được đọc). Hai hòn đảo này có hình dáng tương tự nhau và đều có vẻ đẹp đặc sắc với nhiều vịnh, bãi cát, rạn san hô, dãy đá ngầm, vách đá…

Dịch vụ cho thuê đồ lặn cũng như các khóa học lặn rất sẵn

Đọc thêm về hành trình của admin Phượtvivu tại đây http://phuotvivu.com/kinh-nghiem-du-lich-bui/diem-den/kinh-nghiem-du-lich-bui-dao-koh-phi-phi.html

Muốn vào Ao Nang, các bạn chỉ có thể sử dụng phương tiện thuyề. Đây cũng chính là yếu tố giới hạn khách du lịch, giữ gìn sự nguyên sơ tuyệt đẹp của bãi biển này. Tuy giá khách sạn trong vịnh cao hơn đa số khách sạn cùng dịch vụ ở Krabi, nhưng xin cam đoan đây là một trải nghiệm đẹp vô cùng.


Krabi
 cách Phuket vịnh Phang-Nga và quần đảo PP. Nằm trong đất liền, Krabi có một chút lép vé so với Phuket về các bãi biển đẹp, nhưng bù lại, Krabi rẻ và đỡ huyên náo hơn. Bãi biển Railay trong vịnh Nang (Ao Nang) là một trong những bãi biển yên tĩnh và lãng mạn nhất Thái Lan mà khách du lịch không nên bỏ qua. Bởi vì sao ạ, các bạn hãy tìm hiểu qua hành trình của admin Phượt vivu tại đây http://phuotvivu.com/cau-chuyen-du-lich/kinh-nghiem-du-lich-bui-krabi-koh-phi-phi-ao-nang-railay.html nhé




Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Bánh ngọt ở Thái Lan.


Bài viết cộng tác với afamily.vn 

Hương vị đặc trưng tạo nên dấu ấn của đồ ngọt Thái Lan là vị cốt dừa béo ngậy không lẫn đi đâu được. Thú vị hơn nữa là, trong bữa cơm, người Thái ăn cay bao nhiêu thì khi ăn đồ tráng miệng, họ ăn ngọt bấy nhiêu. Cùng với chè, kem, thạch, kẹo hay hoa quả sấy đã được lòng khách du lịch Việt Nam, các loại bánh dưới đây cũng rất đáng thử nếu bạn có dịp đến với đất nước chùa Vàng

1. Tong Yip ทองหยิบ Trứng ngọt

Bông hoa xinh đẹp này được làm từ lòng đỏ trứng đánh bông với đường và luộc chín trong nước đường

Ở Thái Lan, những món đồ ngọt có màu cam như thế này 90% được làm từ lòng đỏ trứng ngào với bột đường rồi luộc. Món này được sáng tác dưới nhiều hình dạng khác nhau, có loại như sợi miến, có loại như con giun nhưng tựu chung là rất ngọt.

2. Khao Neow Sang Kaya ข้าวเหนียวสังขยา Xôi kem trứng









Ngoài xoài, người Thái còn ăn xôi với nhiều món ngọt khác nhau như sầu riêng, kem, trứng ... Đây là  món xôi ngọt cốt dừa ăn kèm với custard, một dạng kem mịn như caramen, tạo nên một hương vị béo ngậy khó tả.




4. Sang Kaya Fug Tong สังขยาฟักทอง Bánh bí ngô là một trong những món bánh được yêu thích nhất bởi hình dáng dễ thương và hương vị bí ngô ngọt ngào. Người làm bánh khéo léo bỏ hết phần ruột mà không chạm tới thịt quả, sau đó lấp đầy phần ruột đó bằng nhân kem mịn màng sau đó đem cả quả bí hấp cho chín mềm. Mỗi quả bí sẽ được cắt thành 8 tới 10 miếng nhìn như bánh gato như thế này, và thay vì giấy bọc, mỗi phần bánh sẽ được gói trong lá chuối để các thực khách có thể dễ dàng thưởng thức bất cứ lúc nào

Trong hình có 2 món, bánh custard bí ngô và bánh Khao Neow Sang Kaya ข้าวเหนียวสังขยา (Sticky Rice with Custard) được gói trong lá chuối. Vì mình không thích bí ngô nên không thích mùi của bánh này ạ :'(

5. Med Kanun เม็ดขนุน 

Đây là món bánh bột đậu xanh nghiền, ngào cùng lòng đỏ trứng và đường, rất rất nhiều đường.

6. Luk Chup


Luk Chup có thành phần là bột đậu xanh ngào đường bọc trong một lớp gelatin mỏng, có màu sắc tươi tắn như những loại hoa quả thật ở kích cỡ tí hon. Xưa kia đây là món ăn tráng miệng của chỉ riêng Vua chúa và dòng dõi Hoàng gia, và cho tới hiện nay, đây cũng vẫn là một trong món ăn không thể thiếu trong những dịp quan trọng như Năm Mới, sinh nhật, đặc biệt là khi con cái muốn tỏ lòng yêu kính với cha mẹ. 

 



Green School - Ngôi trường Xanh ở Bali



Tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường, Greenschool, tạm dịch là “Trường Xanh” là một tổ hợp bao gồm các lớp học, không gian thể dục thể thao, các không gian học nhóm, nhà dành cho giáo viên, khối văn phòng, cafe và các phòng vệ sinh được xây hoàn toàn bằng tre. Được xây dựng tại Badung, Bali, Indonesia do công ty kiến trúc PT Bambu thiết kế, công trình với diện tích dự án rộng 7.542 m2, do các nhà môi trường đồng thời là kiến trúc sư John và Cynthia Hardy thiết kế nhằm ủng hộ các cộng đồng dân cư địa phương sống theo cách bền vững.

Một loạt các không gian kiến trúc ấn tượng từ những không gian nhóm họp nhiều tầng cho đến các không gian phòng học nhỏ hơn rất nhiều được thiết kế tại khu đất. Vật liệu tre địa phương, được trồng và mọc bằng phương thức bền vững, tiên phong thể hiện tất cả khả năng có thể của hình khối, chi tiết kiến trúc. 

 “Trong những lớp học này không có tường. Tôi đã rất ngạc nhiên khi được giải thích rằng đây là giao tiếp giữa các học sinh trong một lớp hoặc giữa các lớp với nhau là hoàn toàn tự nhiên và không mâu thuẫn với sự tập trung, cần được khuyến khích.”



 Trung tâm của khuôn viên là một Trái tim xoắn ốc – Trái tim của Ngôi trường và có lẽ đây là công trình “thuần tre” lớn nhất Châu Á.

Nhờ một số nguồn năng lượng thay thế khác nhau, bao gồm hệ thống nước nóng và nấu ăn bằng mùn cưa cây tre, một hệ thống thủy điện nhỏ lấy nước từ con sông Ayung hùng vĩ và khoảng 80 tấm năng lượng mặt trời, Green School có thể tự cung cấp tới hơn 50% nhu cầu năng lượng của 500 người hàng tháng. Dự kiến tới hết năm nay, con số này sẽ lên tới 80% sau khi nhà máy đưa công nghệ Vortex - công nghệ điện gió dùng tuabin không cánh quạt, vào sử dụng. 


Chương trình giảng dạy của trường kết hợp chặt chẽ giáo án ​​của các trường học và tổ chức học tập tiêu chuẩn quốc tế kết hợp một chương trình giảng dạy sáng tạo nghệ thuật. Ngoài các giờ lên lớp để đảm bảo những kiến thức văn hóa, các bạn học sinh còn tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa tại trường để học và tìm hiểu về môi trường. Các em sẽ được chia thành các nhóm nhỏ tùy độ tuổi và điều kiện sức khỏe để chia nhau đi giúp các phân khu của trường, nhóm làm vườn, nhóm cho cá ăn, nhóm thu hoạch, nhóm kết những tấm lưới chặn ở các cửa sông để gom rác làm sạch nguồn nước.

Cứ thứ Tư hàng tuần, các nhóm học sinh sẽ chia nhau đi đến từng nhà trong làng để thu gom rác. Số rác này sau khi được phân loại, sẽ được bán hoặc tái chế bởi chính các học sinh và giáo viên trong trường.
Những người đứng đầu của trường chia sẻ "Nếu chúng ta nhận thức được sự tàn lùi của hành tin này, mỗi cá nhân sẽ nảy sinh mong muốn một lối sống có nhiệm hơn, và giáo dục chính là điểm khởi đầu của lối sống này. Giáo dục tại Trường Xanh là sự chuẩn bị, là những bài học đầu tiên của những Lãnh Đạo Xanh của ngày mai. Học sinh, giáo viên của trường đến từ các quốc gia trên thế giới mang theo kiến thức, văn hóa, các vấn đề xã hội của đất nước mình đến chia sẻ, đóng góp, thảo luận cho một nhận thức và quan điểm tiên tiến, nhân văn. Tất cả đều chung một niềm tin rằng họ là một thế hệ mong muốn sự khác biệt và được trang bị kiến thức, kĩ năng để tạp ra sự khác biệt. Green School được ví như một hạt giống, một mô hình cho Bali và cho thế giới. Đội ngũ giáo viên và giáo viên ở đây gửi gắm đến bạn đọc Việt Nam một lời nhắn "Chúng tôi khuyến khích bạn sao chép mô hình này, tái tạo ra một cộng đồng yêu môi trường ở Việt Nam. Và nếu có dịp, hãy ghé thăm chúng tôi"

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

"Tôi như đứa nhóc lông bông, chơi xa mà không về nhà."

Mình có nhiều nỗi sợ, cả vớ vẩn cả to to. Ví như nỗi sợ ngủ một mình, nỗi sợ về nhà không có người đón, sợ sấm, sợ bị rụng răng, sợ bị bỏng lúc rán cá, sợ phải nhịn nói, sợ nỗi nhớ người yêu và nỗi sợ phải gặp người yêu. Thế mà hôm nay, sau gần 500 ngày xa nhà, bỗng thấy chúng thật sự vô nghĩa khi đem so với sự yên tĩnh của phía bên kia, sau câu hỏi Mẹ ơi mẹ đâu rồi?




Phố thị say, nhìn hay hay 

Sao tôi mắt cứ cay cay, như mấy người không gặp may. 

Phố thị đông, người đông đông, 

Tôi như đứa nhóc lông bông, chơi xa mà không về nhà. 



Đừng đưa tôi về con phố chung đôi. 

Đừng chân ơi, tôi xin đừng bước nữa. 

Đừng tôi ơi, chỉ say chút nữa thôi. 

Đừng nghe tim khóc lóc mà yếu lòng. 



Này là đám sao, rất cao, rất xa. 

Biết ai kia không nhà, có đang, nhớ ta ? 

Chắc đang say thôi mà, 

Sớm mai sẽ quên, 

Giống như quên lời hứa của đêm rất êm. 



Này là gió bay, giữa đêm, trắng say, 

Phố nghiêng theo chiều gió, trăng nằm dưới trăng. 

Chẳng phải rất nhớ hay sao mà lại choáng váng nôn nao, 

Tim ơi ngủ đi, đừng thêm ồn ào.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Du lịch Indonesia - phần 2: Hướng dẫn đi Bali cụ thể nhất.


Như đã giới thiệu ở 
phần 1, mình sẽ chia sẻ tất tật kinh nghiệm đi du lịch Indonesia trong 3 tuần vừa rồi theo trình tự thời gian. Và vì mình đi Bali trước, nên phần này mình bật mí tất tật về chuyến đi của mình ở Bali. 





Nếu các bạn đã tìm đọc những thông tin du lịch ở Bali, chắc chắn sẽ có nhiều gợi ý về các điểm đến xung quanh đảo như là vịnh Lovina xem cá voi, đền Tanalot nằm trên mỏm đá cheo leo, leo núi Agung ngắm bình minh, chèo thuyền vượt thác ở sông Ayung, lặn biển lướt sóng hoặc tham quan núi lửa Kintamani... thì trong khuôn khổ bài viết này, mình không gợi ý các điểm đến mà chỉ đơn thuần kể lại những trải nghiệm của mình ở Bali để các bạn có thể dựa vào đó thiết kế chuyến đi sao cho phù hợp mà thôi. Đã có một số câu hỏi kiểu như "Mình đi 5 ngày, liệu mỗi ngày ở 1 nơi, chạy vòng vòng quanh đảo thì có được không" Câu trả lời đương nhiên là Có, nếu bạn có tiền và có sức khỏe thì bạn đi đâu làm gì mà chả được. Nhưng như quan điểm của mình, một khi đã đi du lịch chứ không sống và có thời gian trải nghiệm, thì đã khó có thể cảm nhận được hết cái hay cái đẹp của nơi mình đến, huống chi là ngày nào cũng cuống cuồng lo di chuyển khắp nơi. Vì vậy, các bạn có thể đi dài hơn chút xíu, hoặc giới hạn ham muốn một chút xíu, thì chuyến đi sẽ ít có những rủi ro phát sinh, và chính các bạn cũng thong thả tận hưởng một kì nghỉ đúng nghĩa. 



Một quán cafe chồn ở Ubud. Thực ra mình against animal captivity nên tuyệt đối không tiêu thụ, đây là cafe dừa thôi ạ.


Giới thiệu qua một chút về Bali nhé:


Bali nằm ở phía đông của Indonesia cách thủ đô Jakarta hơn 1000km về phía Tây và là một trong 33 tỉnh của Indonesia. Với diện tích khỏang 5632km2 và dân số là hơn 3,15 triệu người, đây là một trong những hòn đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới. Bali đã quá nổi tiếng như là một địa điểm du lịch hàng đầu Đông Nam Á, cũng như đã có quá nhiều mỹ từ dùng để nói về hòn đảo này như "Island of Peace", "Morning of the World" tuy nhiên mình tin là riêng cái tên "Island of Gods" gắn liền với tôn giáo đa sắc màu nơi đây hơn là một lời tán tụng sáo rỗng. Người dân Bali thân thiện và hiền hòa, được xem như là một bộ lạc tài hoa, nghệ sĩ nhất trong số 250 bộ lạc trên khắp cả đất nước Indonesia. Nền văn hóa triết học tôn giáo Hindu vốn đã phong phú ại được kết hợp với tín ngưỡng đa thần ở Bali, nở rộ và trở thành nền tảng, nguồn cảm hứng của rất nhiều loại hình nghệ thuật. Nhờ có sự đầu tư mạnh mẽ và tòan diện của chính quyền Hà Lan khi còn cai trị từ cách đây 100 năm, Bali may mắn giữ được vẻ đẹp văn hóa và thiên nhiên hoang sơ vốn có. Với điều kiện địa hình phong phú, từ biển tới núi, từ ruộng lúa tới rừng hoang, Bali mang lại đầy đủ các loại hình du lịch có thể chiều lòng bất cứ vị khách du lịch nào, dù là du lịch thể thao, sinh thái hay văn hóa.

Một làng nghề chế tác bạc trên đường từ Seminyak đi Ubud

Penjor -"cây nêu" của người Bali

Chuyến đi của mình chia ra các chặng như sau: 



1. Seminyak ấn tượng của mình với Seminyak là rất yên bình. Bãi biển dài và phẳng, cát không trắng phau mà sậm màu, lại có những hạt lấp lánh sáng nhìn sang trọng lắm luôn. Sóng to vừa phải,  tuy đông người nhưng khá sạch sẽ (chờ chút so sánh với Kuta sẽ thấy Seminyak đúng là quá đẹp đi mà) tầm chiều cũng có nhiều người ra đây lướt sóng lắm, và vì đường chân trời cứ thẳng tắp không bị chắn bởi các đảo như ở Samui nên trông càng ngút ngàn tầm mắt.


Sóng buổi chiều không quá to để các bạn mới tập lướt sóng có thể thử sức nhé


Tuy nhiên ở đây các nhà hàng resort xây lấn đường ra biển, nên các bạn buộc phải đi qua các địa điểm này để ngắm biển. Nổi tiếng nhất là Ku De Ta beach lounge, một địa điểm khá sôi động, nhạc hay, decor cũng rất đẹp, thường quy tụ nhiều các bạn trẻ. Các bạn hòan tòan có thể chỉ đi qua mà không dùng đồ uống nhé, nhưng nếu có thể dừng chân ở đây ngắm mặt trời lặn thì rất là lãng mạn í. 



Ku De Ta beach lounge, đằng xa là các bạn Tây đang tắm nắng
Đằng này là một bạn Việt Nam không dám xuống biển

Loanh quanh khu này cũng có rất nhiều shop quần áo, cả đồ hiệu lẫn đồ thiết kế, và nhiều nhà hàng đồ Âu được đánh giá cao. Đồ ăn không đắt, khỏang 50.000-80.000 rupia/món + 15.000/đồ ngọt như kem, chè + 25.000/đồ uống (tỉ giá quy đổi các bạn xem ở phần trước nhé) tuy nhiên thuế và phí dịch vụ charge riêng lên tới gần 18%, có nơi 20%, các bạn cần tỉnh táo lúc chọn quán nhé. Mình ở 2 đêm 3 ngày ở một villa khép kín lại có đầu bếp riêng nên chỉ ăn ngòai 1,2 lần, chẳng gợi ý được môt cái tên nào cụ thể, các bạn có thể tham khảo Tripadvisor hoặc cứ ngó nghiêng tham khảo menu chán chê rồi vào cũng được, tránh ấm ức lúc tính tiền

2. Ubud là một  thị trấn nổi tiếng với các ngành nghề thủ công như chạm khắc, đục đẽo, vẽ vời, trên các nguyên liệu bac, đồng, đá, tóm lại Ubud rất là nghệ thụât. Từ Ubud các bạn có thể đi thăm ruộng lúa bậc thang Tegalalang, núi lửa Kintamani, hồ Batur,  trại cafe chồn, trại cam... cụ thể hơn các bạn có thể tham khảo album trên Facebook của mình, mình có caption kĩ từng ảnh  https://facebook.com/duongvuhoanganh/albums/10153503916322342/ 

Cũng từ Ubud, mình dành 2 ngày đến Depansar để tham quan trường Green School và đi spa ở Fivelements Resort&Spa, mỗi ngày đi taxi hết 100.000rupia lận. 

Green School
Fivelements spa


Một món thuần chay tại nhà hàng của Fivelements 
Ubud là nơi mình dừng lại lâu nhất, tận 5 ngày, trong đó 2 ngày ở Villa Sabandari, 3 ngày lang thang ở hostel viết bài hướng dẫn các bạn du lịch bụi, và đây cũng là nơi mình tiêu nhiều tiền nhất, và tòan tiêu vào đồ ăn. 


Tại nhà hàng Bebek Tepi Sawah

Tại nhà hàng Naughty Nuri
Tại cửa hàng Gelato Secrets
Tại nhà hàng Ibu Oka

3. Kuta 
Hai ngày cuối cùng, mình chuyển đến một khách sạn gần sân bay để tiện cho bạn đi cùng bay về. Đây là một khách sạn mình chọn ngẫu nhiên trên agoda có giá khỏang 18$/night. Vì nó là hotel chuyên cho các bạn Tàu đi group tour nên thôi không cần gì phải nói về độ ồn ào dơ dáy, mình khỏi quảng cáo cho chỗ này nhen. 



Từ đây đi ra bãi biển Kuta khỏang 10 phút, đi ra sân bay khỏang 5 phút bằng oto, 30p và 15p bằng xe máy 


Và quan trọng nhất là mình cực kì ghét Kuta huhu Bãi biển vừa đông vừa bẩn, phố nhỏ, nhà hàng thì ồn ào chèo kéo, âm nhạc pha trộn với đủ thứ màu sắc lòe lọet, được mỗi buổi hòang hôn huy hòang rực rỡ kéo lại. 

Một nhà hàng khá rẻ ở ngõ Poppies 1, bãi Kuta. Các bạn nên đến sớm trước 6h kẻo sẽ bị đông khủng khiếp nhé 

Đây là ý kiến cá nhân của mình, vì mình không thích mấy bãi biển bị quá nhiều người kéo đến ở xong ô nhiễm nguyên môt vùng (ô nhiễm cả âm thanh, ánh sáng ấy ạ) nhưng đúng là nếu chọn ở Kuta thì các bạn có thể dễ dàng tham quan chụp ảnh hoặc học lặn, học lướt sóng ở một số bãi biển đẹp xung quanh như khu The Bay, Uluwatu hoặc Chandidasa cách đó chỉ 10 phút đi xe máy. 



Một bãi biển tại khu The Bay

Cuối cùng, phần quan trọng nhất là chi phí trung bình đầu người cho mỗi ngày gồm có

1, Tiền thuê xe máy: 60.000 rupia, 2 đứa thuê chung một xe thì mỗi đứa 30.000
2. Tiền ăn: 150.000 rupia vì đội này ăn như heo, không có nghĩ tới chuyên tiết kiệm gì hết. Hơn nữa mình lại không hợp đồ ăn Indonesia nên tòan vào quán ăn đồ Âu hix
3. Vé tham quan các loại:  50.000
4. Phát sinh (giặt đồ, mua đồ nhậu, di chuyển bằng taxi): 40.000
5. Tiền phòng khách sạn : Các bạn có thể tham khảo vài gợi ý nhà nghỉ giá rẻ tại Ubud tại đây, nhưng mình tạm set budget là 200.00 rupia/người nhé

Mua sắm quà tặng ở chợ Ubud 


Mỗi ngày tiêu khỏang 500.000 rupia tương đương 800k vậy tổng chi phí cho cả chuyến đi 8 ngày hết 6tr4 mỗi người. Tiền mua sắm thì tạm gác sang một bên, chưa muốn cộng lại kẻo sẽ rất đau lòng huhuhuhu đợt ở Bandung, Java mình đã mua nhiều quần áo tới mức phải lôi 2 cái thẻ ra quẹt. Sẽ kể ở phần sau vậy!!! 

Một bảo tàng tư nhân cách Ubud khỏang 20p, gần gần Sanur. Bảo tàng này nằm ngay đối diện nhà hàng Naughty Nuri, các bạn có thể vào đây tham quan từ  11h sáng tới 12h thì sang nhà hàng NN ăn món sườn nướng nổi tiếng. Sau 2h thường không có sừon mà ăn nữa đâu ạ.

Khu Monkey Forest này rất đẹp nhé, mỗi tội tòan khỉ, mà mình thì ghét khỉ kinh khủng.
Đi chợ sáng. Chợ ở Indonesia nói chung và ở Ubud nói riêng có một đặc điểm là ...BẨN và HÔI kinh khủng.




Mì trộn và sữa đậu nành  này khá ok so với các lựa chọn cùng loại, có mấy loại ăn chán k chịu được huhu
Với các bạn muốn thắt lưng buộc bụng một xíu nữa, thì mình chỉ có thể gơi ý tiết kiệm ở khỏan ăn uống, nghĩa là thay vì ăn sơn hào hải vị thì các bạn hãy chọn 1 trong 5 món bình dân mà mình gợi ý ở bài NÀY để sống qua ngày. Nhưng như vậy thì còn gì là Bali thi vị nữa nhỉ? Chúc cả nhà đi Bali vừa ngon vừa đẹp <3


Một ghi chú nhỏ cuối cùng là các bạn hãy sử dụng Airbnb với các chuyến du lịch bụi vì đây là một mạng lưới homestay hoặc cho thuê lại nhà rất kinh tế. Đăng ký AirBnb khá lâu nên các bạn nên chủ động tìm hiểu và download trước khi đi. Hãy sử dụng code này để được giảm tới 23$ cho lần đặt phòng đầu tiên, www.airbnb.co.uk/c/hoanganhd2?s=8  Ví dụ với một nhóm 4 người, các bạn hãy đăng ký 4 accounts và sử dụng code trên để lần lượt đặt phòng là các bạn đã tiết kiệm được 23$ cho mỗi đêm trong vòng 4 đêm rồi đó.

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Khách sạn, nhà nghỉ giá rẻ tại Ubud.


Bên cạnh việc viết bài các resort, villa cao cấp ở Bali, mình cũng chủ động bỏ ra 2 ngày, mỗi ngày ở một hostel giá rẻ tại Bali để có thể gợi ý cho các bạn đi du lịch bụi. Với tiêu chí Sạch sẽ-An tòan-Rẻ, mình chọn ra 3 hostel dưới đây, đều chung một đặc điểm là nằm trong khu Ubud town để các bạn không phải di chuyển nhiều và giá tiền đều không quá 40$ kể cả trong mùa cao điểm. Với mức giá như vậy, các phòng có diện tích vừa phải 20-25m2, điều hòa, phòng tắm riêng, giường đôi sạch sẽ, wifi miễn phí, kèm ăn sáng (đương nhiên không có view đẹp lộng lẫy, nhưng chỉ cách mặt đường chính một xíu thôi) Mình sẽ nêu các điểm cộng của từng chỗ, các bạn xem ảnh minh họa và tự đưa ra lựa chọn cho mình nhé :-)

Ubud town
1. Nu Graha 2

Chủ nhà tên Wayam, là một anh Bali bản địa nói tiếng Anh khá tốt và thân thiện nên giao tiếp dễ dàng, không bị hiểu lầm do bất đồng ngôn ngữ. Anh này còn rất nhiệt tình giới thiệu các món ăn ngon cho khách, nếu bạn muốn thử món Babi Guling, lợn quay, anh Wayam sẽ giúp bạn đi mua và mang về nhà ăn với giá local chỉ bằng 1 nửa giá bạn mua ngòai cửa hàng. Từ Nu Graha 2 cũng chỉ mất 5 phút đi bộ để tới nhà hàng Bebek Bangil với món vịt chiên nổi tiếng, nhưng mình thấy nhà hàng này không ngon như đồn đại, các bạn có thể tìm nhà hàng Bebek Tepi Sawah để thử món vịt chạy đồng này nhé.

Bebek Goreng, vịt được hấp với gia vị tới khi thịt chín mềm thì đem chiên, ăn cùng cơm và tương ớt

Nu Graha 2 có 4 phòng, trong đó 2 phòng có giường rộng hơn 2 phòng còn lại có giá là 500.000 rupia tương đương 800k tiền Việt, 2 phòng nhỏ hơn có giá 400.000 rupia tương đương 650k tiền Việt.Trên Agoda và Booking.com có deal tốt hơn, khỏang 300.000 rupia, tương đương 480k, nếu bạn walk-in, có thể nói là do Jenny & Matt (đi tháng  7/2015) giới thiệu, anh Wayam sẽ lấy 300.000rupia bằng với giá của Agoda cho phòng nhỏ.

Như mọi người dân Bali theo đạo Hindu, sáng nào anh Wayam cũng mặc đồ truyền thống đi lễ rồi mới thay đồ thường nhật để đi làm

Với xe riêng, Nu Graha còn sẵn sàng đưa bạn tới những địa điểm du lịch trong bán kính 5km, tức là gần như bao quát tòan bộ Ubud town rồi đó. Điểm cộng cuối cùng là bên cạnh Nu Graha 2 là một nhà hàng đồ Âu mới mở tuyệt ngon có tên "Who's Who", xếp hạng 2 trong số các restaurants trong khu vực ạ. Tuy menu không quá 20 món nhưng món nào món nấy đều đáng đồng tiền bát gạo.

Hôm mình đi ăn trời tối không buồn chụp ảnh, đành lấy ảnh này minh họa cho nhà hàng.
Phía bên tay phải chính là hàng rào của Nu, phía bên tay trái chính là mái nhà của Who's Who, chỉ cách nhau đúng một con ngõ lát gạch thôi ạ

Nu Graha còn có một cơ sở nữa, tuy nhiên không nằm trong khu Ubud town nên mình không nhắc tới, các bạn có thể xem trực tiếp qua web.

2. Merthayasa

Mertayasa 1 nằm ngay cạnh Monkey Forest, đây là cơ sở 2 mới mở gần đây. 
Cách Nu Graha 2 khỏang 15 phút đi bộ, mình được anh Wayam giới thiệu sang đây vì nhà anh ấy cùng ngõ với nhà nghỉ này. Giá của Merthaysa nhỉnh hơn Nu Graha chút xíu vì nhà nghỉ này có một bể bơi, tuy nhiên mình cũng đi suốt, chả kịp nhúng chân phát nào. Tranh thủ nhắc đến điểm trừ của Merthayasa luôn là đồ ăn sáng cực dở huhu

Khung cảnh thì nên thơ mà đồ ăn sáng thì dở không chịu nổi.
Toast ăn kèm với bơ và mứt đóng hộp, có mỗi trứng và đồ uống là tự chế biến.

Điểm cộng là từ Merthayasa, bạn chỉ cần qua đường đi chếch về phía tay phải 100m là tới một siêu thị khá to, có bán đồ ăn đồ uống và hoa quả, mua về phòng ăn cho tiện và rẻ. Cũng chỉ cần qua đường, đi xuôi về tay trái 100m là các bạn đã tới khu phố đi bộ rất nhiều cửa hàng ăn uống, mua sắm. Monkey Forest cũng chỉ cách  đó 6-700m, nếu các bạn ngại đi bộ thì thuê xe máy ở cửa hàng đối diện. Họ sẽ báo giá  60.000rupia/ngày nhưng hãy nói là được Merthayasa giới thiệu, giá sẽ giảm chỉ còn 50.000rupia, tương đương 80k tiền Việt mà thôi, không cần đặt cọc passport gì luôn.


3. Balila

Phải thú thật là mình không ở Balila trong chuyến đi lần này mà được anh người yêu giới thiệu. Cách đây 3 năm, Matt đã đi Bali và ở đây gần một tuần lễ, thế nên hai đứa quyết tâm tạm biệt các villas đắt tiền để homestay đúng chỗ này. Đáng tiếc là do đi đúng vào mùa cao điểm nên Balila hết phòng.

http://www.balila.at/index.php?option=com_content&view=article&id=116&Itemid=146 
Ấn tượng của mình với Balila là một phong cách rất Bali, rất thân thiện. Ngòai chuyện đây đúng 100% là homestay, vì bạn sẽ ở cùng chủ nhà, đồng thời chia sẻ không gian sống với vài khách du lịch khác nữa, và điều kiện nhà thì không khang trang lắm đâu, các bạn sẽ làm quen với rất nhiều bạn bè quốc tế, chia sẻ các câu chuyện thú vị trên trời dưới biển. Ngay khi mình tiu nghỉu vì hết phòng, có tới 2,3 cô bạn chạy ra động viên và xông xáo giúp mình tìm một nhà trọ khác gần đấy để tối quay lại buôn chuyện cho tiện (chính vì vậy mình đã chọn Nu Graha 2 cách đó khỏang 200m và cũng rất hài lòng luôn) Hầu hết khách ở Balila đều là những người đã đến, đã yêu mến và rồi quay lại.

Điểm trừ duy nhất là cơ sở vật chất của Balila, tuy nhiên nếu bạn đã quen đi phượt và ở homestay thì mình nghĩ là sẽ chẳng vấn đề gì. Điểm cộng sáng chói cho Balila là giá phòng thấp hơn mặt bằng chung của Ubud town, chỉ khỏang 20$. Nếu tài chính là ưu tiên hàng đầu, thì đây là một lựa chọn đáng lưu ý.

Đa số các con ngõ nhỏ ở  Ubud town đều có nhà nghỉ homestay kiểu này, đi kèm là các dịch vụ giặt là, cắt tóc, cho thuê xe máy.

Cuối cùng, theo cảm nhận của mình, Bali là một điểm đến khá thân thiện với các tay đi bụi bởi người dân nói tiếng Anh tốt và giá phòng không hề đắt nếu so sánh với các nước khác trong khu vực. Bạn nào đang lên kế hoạch đi Bali thì chớ bỏ lỡ các bài viết liên quan đến ăn uống và giới thiệu các khu vực khác của Bali nhé!

Cuối cùng, như thường lệ, là một số hình ảnh không liên quan mời các bạn xem cho vui mắt.

Babi Guling tại nhà hàng Ibu Oka nổi tiếng

Được bạn bè giới thiệu đến đây ăn. Thú thực là dù đồ ăn có ngon đi chăng nữa, mình cũng không chịu nổi cảnh
ồn ào nhốn nháo của tụi du khách tàu từ mấy hotel bên cạnh tràn sang càn quét. 

Masakan Padang - giống món cơm bình dân của Việt nam, mình sẽ viết kĩ ở bài sau.
Ruộng đồng Ubud 
Chụp tại Monkey Forest
Chụp tại chơ Ubud

Một ghi chú nhỏ cuối cùng là các bạn hãy sử dụng Airbnb với các chuyến du lịch bụi vì đây là một mạng lưới homestay hoặc cho thuê lại nhà rất kinh tế. Đăng ký AirBnb khá lâu nên các bạn nên chủ động tìm hiểu và download trước khi đi. Hãy sử dụng code này để được giảm tới 23$ cho lần đặt phòng đầu tiên, www.airbnb.co.uk/c/hoanganhd2?s=8  Ví dụ với một nhóm 4 người, các bạn hãy đăng ký 4 accounts và sử dụng code trên để lần lượt đặt phòng là các bạn đã tiết kiệm được 23$ cho mỗi đêm trong vòng 4 đêm rồi đó.

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites