Vậy là đúng như
dự kiến, phải tới một tháng sau khi hoàn thành chuyến đi Quy Nhơn (thủ phủ tỉnh
Bình Định) - Tuy Hòa (thủ phủ tỉnh Phú Yên) mình mới ngồi xuống để viết về nó
như đã tự hứa hẹn. Đầu năm mình đã nói năm nay sẽ thôi không viết các bài tips
bẩn đi phượt nữa, một phần vì bây giờ có rất nhiều bài viết như vậy rồi, một
phần vì mình không muốn du lịch bị coi như một hình thức giải trí quá ăn sẵn và
rẻ tiền. Trước đây mình viết các bài hướng dẫn để chứng minh với bạn bè cùng
trang lứa rằng Du lịch không khó như các bạn tưởng, bây giờ thì muốn viết Du
lịch không dễ như các bạn tưởng vì thấy các bạn đi rẻ quá. Chúng mình đi rẻ thì
thiên nhiên trả giá đắt vô cùng.
Chuyến đi này
mình nổi hứng book cách đó mấy tuần vì giá quá hấp dẫn chứ thực ra không có ý
định gì quá lớn. Vé Vietnam Airlines tháng Ba giá 1.100.000 khứ hồi, cho tới sát
ngày bạn mình đi cùng mà book vé cũng chỉ 1,5 triệu khứ hồi của Vietjet. Mình
không chuẩn bị nhiều thông tin vì thời điểm đó vừa qua Tết, công việc giữa hai
nơi vẫn còn vướng bận. Tới tận 5h sáng ngày bay, hai đứa mới tranh thủ wifi sân
bay để kiểm tra thông tin và lên lịch trình. Do đã xác định tinh thần với nhau là đi tới đâu, hay tới đó, đứa nào
muốn gì phải nói và tiền chia đôi, nên hai đứa không bị xung đột cãi cọ gì. Đoạn
này phải chú thích là vì mình rất xấu tính nếu không được chiều theo ý, hoặc gắt
gỏng lúc thiếu ngủ và thiếu ăn, nên đã có đôi lần gây xích mích với mọi người đi
cùng *xin lỗi mọi người* Bọn mình xem trên bản đồ ra được một số cái tên địa
danh nổi tiếng, cộng với tự tìm hiểu mỗi người suggest thêm vài địa điểm trên
đường đi, lịch trình của bọn mình như sau Ngày
1: Hà Nội (7am) - sân bay Phù Cát
(8:30) - đầm Thị Nại - trung tâm thành phố Quy Nhơn - Ban đầu khi
được hỏi là Thuê xe máy ở đâu thì các anh taxi sẽ nói các bạn vào thành phố (giá
niêm yết là 200k/cuốc) rồi thuê xe từ đó. Tuy nhiên bọn mình thuê xe máy từ một
chú xe ôm tên Hồng ở ngay sân bay, với giá 150kg/1 ngày. Xe có một nhược điểm là
về số hơi bị giật cục. Dù các bạn thuê ở đâu thì cũng nên kiểm tra và chọn xe
tốt. Lí do là bởi khúc Vũng Rô đi Tuy Hòa đường quốc lộ nhiều xe tải chạy tốc độ
cao nhiều cua quẹo nên tốt nhất là hãy chạy tử tế & an toàn!!!!! - Lẽ ra bọn mình
có thể chọn đường ngắn để chạy từ sân bay Phù Cát tới thẳng trung tâm thành phố
Quy Nhơn (ra khỏi sân bay quẹo trái) thì bọn mình chọn cách đi thẳng, đi theo
đường làng để vào thành phố, trên đường cảnh đẹp mê li, lúa ngả rì rào, cò bay
miết mải, trên đường đi sông suối, núi đồi... Bọn mình có dừng lại ở Di tích
lịch sử vụ thảm sát Trường Thạnh, do lính Nam Triều Tiên gây ra cho nhân dân
Việt Nam năm 1966. - Tới mấy xã Cát
Chánh, Phước Hòa, các bạn sẽ nhìn thấy hai bên đường là những triền cát trắng
xóa bao phủ. Những hàng thông mọc hai bên đường như rìa chắn cắt, nhìn từ xa
không khác fim cao bồi Mỹ. Hai đứa rủ nhau đi bộ lên một đồi cát rồi nhìn xuống
đường, cảm tưởng cát màu trắng và trời cũng màu trắng, chỉ có con đường và hàng
cây là có dáng hình và màu sắc mà thôi. Có thể cảnh đẹp mà cũng có thể là hai
đứa bị lóa mắt giữa trời nắng nóng
- Đi tiếp một
chút là tới xã Nhơn Hội, là nơi có eo gió Nhơn Lý nổi tiếng. Tuy nhiên hôm đó do
đi thẳng từ sân bay, lại không đọc được thông tin về Eo Gió từ trước đó nên
chúng mình bỏ qua địa điểm đó. Mãi tới lúc về khách sạn, mình check in ở
Instagram thì thấy trong list địa điểm có cái tên Eo Gió hay hay, nên hai đứa
đồng ý là sẽ quay lại vào lúc khác. - Đi qua đầm Thị
Nại, 14h mình vào tới trung tâm thành phố. Phố Ngô Mây, phố An Dương Vương là
những phố lớn có nhiều khách sạn nhà nghỉ với giá từ 500k, các bạn có thể tham
khảo trên mạng từ trước. Mình chọn một nhà nghỉ ở phố Phan Châu Trinh, nghỉ tí
đến 4h thì đi ăn. Link bài viết cụ thể cho những kẻ đi du lịch chỉ để
ăn: http://blog.hatmem.com/2016/04/an-gi-o-quy-nhon.html Mình chú thích là cái
bánh tráng nướng không nằm ở ngã ba thần thánh mà nằm ở phố Nguyễn Huệ, cạnh
hàng bún cá thu số 159, bấy giờ buổi chiều cá thu nghỉ bán, thay vào đó là bánh
bèo bánh ít rất ngon và rẻ. Nguyễn Huệ cũng là một con phố nhộn nhịp, nhiều hàng
quán mà mọi người nên để ý.
Ngày
2: - 6h kém 5 dậy,
6h15 ra khỏi phòng đúng kiểu tác phong quân đội. Chả hiểu sao lúc đi chơi thì
tỉnh rõ nhanh, trong khi ở nhà èo uột mãi không ra được khỏi giường. Đá hai bát
bún cá xong nhắm thẳng Ghềnh Ráng chạy, bỏ qua bãi Đá Trứng (hay còn gọi là bãi
Hoàng Hậu). Từ đường nhìn xuống bãi đã thấy viên đá không... tròn lắm, lại thêm
khu nhà ăn xây ngồn ngộn, mình không ham.
- Mặt trời mọc
từ 5 rưỡi chậm rãi lên ngang tầm mắt lúc mình đang đi đường đèo trong Vịnh Quy
Nhơn, tranh thủ dừng lại làm tí hình. Màu của bình minh và hoàng hôn biến đổi
theo từng thời khắc, theo ngày nhưng hiếm có lúc nào là không đẹp ^^ - Ghềnh
Ráng vừa hiện ra trước mắt thì hai đứa nhìn thấy có một đường đi lên núi phía
tay phải, không hiểu ma xui quỷ khiến gì hai đứa lại leo lên. Leo mãi leo mãi
đến chặng 3, rồi chặng 5 (lại còn đánh số chặng!!!) hai đứa cứ động viên nhau là
cố lên, chắc 1,2 chặng nữa thôi,... cho tới tận lúc lên tới đỉnh núi luôn. Thở
ra bằng tai, bát bún cá đi tong nhưng mà bù lại cảnh tượng phấn khích vô
cùng.
Chặng thứ 9 - mồ hôi ướt áo, chấp nhận quẳng balo 6kg vào
hốc cây để leo cho nhẹ.
Từ đây các bạn
có thể nhìn thấy vịnh Quy Nhơn và thành phổ Quy Nhơn bên tay trái, Ghềnh Ráng ở
bên tay phải.
Lúc đi xuống
núi, mình thấy có 5,6 tốp dân đạo đi bộ lên. - Leo trèo hì
hục mất hơn 1 tiếng, bọn mình chạy ra tiếp mà không vòng lại đường cũ, 9h sáng
đến khu mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử, nằm trong Trại Phong Quy Hòa giờ đổi tên thành
Bệnh Viện Phong - Bệnh viên Da liễu Trung Ương Quy Hòa. Vé vào cửa là 6
nghìn/người, tưởng đài tưởng niệm được xây ở trung tâm nghĩa trang, xung quanh
là các mộ phần vô danh, mộ của các Cha, các Xơ, mộ của bệnh nhân phong đã qua
đời trước đó. Năm
1929, ông Paul Maheure cùng với hơn 30 bệnh nhân (BN) phong vượt dãy núi Quy Hoà
hoang vu vào nơi này, đó chính là những người đầu tiên đặt nền móng cho
BV. Những
năm Bắc - Nam hai miền chia cắt, hơn 1.500 BN phong vẫn được sưởi ấm bởi tình
thương của các tu sĩ dòng thánh Francico và các tổ chức từ thiện trong nước,
quốc tế. Năm 1976, khu điều trị phong này được Bộ Y tế tiếp quản. Năm 1999, BV
Phong - Da liễu Quy Hoà chính thức được thành lập, với quy mô BV khu
vực".
Bạn nào
thích thơ thì chắc không quên mấy bài thơ Hàn Mặc Tử trong sgk cấp Ba: "Ở đây
sương khói mờ nhân ảnh/Ai biết tình ai có đậm đà" còn ai chưa nhớ lắm thì mình
tóm tắt luôn ở đâyHàn Mặc
Tử (22 tháng 9, 1912 – 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho
dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra trường thơ loạn,
trường thơ điên. Tiểu sử Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ
Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác
của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm. Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội
Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu
bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông được một suất học bổng
đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định
lên Sài Gòn lập nghiệp. Năm đó ông 21 tuổi. Lên Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ
trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ
và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết
định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai
người. Ít lâu sau, ông mắc bệnh phong - một căn bệnh nan y thời đó. Ông bỏ tất
cả quay về Quy Nhơn và mất khi mới 28 tuổi. Tên của ông được đặt cho nhiều phố ở
các thành phố lớn, nhân tiện phố Hàn Mặc Tử ở Quy Nhơn, đoạn đối diện Hoàng Gia
resort có khá nhiều hàng ăn sáng.
Đến nơi có gặp danh nhân thì còn biết
đường mà chào!
Bọn
mình đi xe vào trong làng phong - nơi cư trú của những bệnh nhân phong và gia
đình, đây thực sự là một cộng đồng dân cư thu nhỏ với bệnh viện, trường học, nhà
dân. Nghe một anh bạn đã từng làm tình nguyện nói, thì trước đây khu vực này bị
quây lại bằng hàng rào cây, mọi người sinh hoạt khép kín chứ không cởi mở thông
thoáng như bây giờ. Bọn mình chạy tà tà qua những ngôi nhà xinh xinh, thỉnh
thoảng bắt gặp Giáo đường của dân đạo, đến sát bãi biển. Không biết có phải vì
là bãi biển của trại phong hay là tại thời tiết tháng Ba còn khá mát mẻ nên bãi
biển chẳng có ai tắm. Cát trắng tinh, bãi biển thoai thoải, hữu tình nên thơ quá
thế là dừng lại tháo giày đi bộ dọc bãi. Nước lạnh đánh thức cả cái con người uể
oải. Chơi chán thì lên bờ phơi chân cho khô và tranh thủ viết bài "Ăn gì ở Quy
Nhơn" và chuẩn bị lên đường tiếp.
Tạm biệt bãi biển trại phong/trại cùi/trại hủi whatever,
một trong những bài biển an lành nhất mình từng
biết
Theo
hướng Quy Nhơn đi Tuy Hòa, các bạn sẽ bắt gặp vô số bãi biển đẹp: Bãi Xếp, Bãi
Rạng, Bãi Bàng... Các bãi này đều có resort/hotels nên nếu không muốn nghỉ trong
thành phố Quy Nhơn, các bạn đi nghỉ dưỡng cùng gia đình có thể tham khảo mấy bãi
này.
Bọn
mình chạy tà tà và dừng lại chụp ảnh một vài nơi, tới cầu Bình Phú, đoạn ngã ba
đường quốc lộ 1A với 1D, thì nghỉ ăn trưa. Bữa ăn giá 150k ở một cửa hàng cơm
ven đường, 1 cân mực hấp với 1 đĩa mì xào cho hai người, không hợp khẩu vị nên
miễn khen-chê. Từ đây mình chọn đi ngược lại bán đảo Vĩnh Cửu, vì tò mò muốn
biết khu du lịch Bãi Tràm resort nổi tiếng đẹp đến cỡ nào, và vì chưa muốn đến
Tuy Hòa, vậy thôi! Từ đây mở ra 24h kì thú nhất của chuyến đi. Tóm tắt ở
đây: https://www.facebook.com/duongvuhoanganh/videos/vb.533167341/10154001560392342/?type=3&theater
Bữa trưa
Vá lưới đợi thuyền
Trước
khi đi một ngày, bố mình có dặn là người miền này rất lành, thật thà, trường hợp
không có nhà nghỉ thì ngủ nhờ, mình không ngờ là dễ dàng như vậy. Chạy xe tới
Bãi Nồm, thấy mấy người đang ngồi vá lưới mình tranh thủ hỏi thăm xem có nhà
nghỉ nào không thì họ chỉ ra ngoài gần đường lộ, có một làng nhỏ, còn phía làng
này thì không có. Lân la được mấy câu thì chị Ba anh Ba cho mình ngủ nhờ một
tối, gọi là anh Ba chị Ba vì em trai của anh chị ấy dặn là nói thế chứ mình cũng
không biết tên anh chị là gì. Bọn mình quen thêm mấy bạn nữa trong xã, đi mua
hải sản để ăn tối và nấu cả cho bữa sang hôm sau. Tối ở nông thôn không có nhiều
hình thức giải trí như thành phố, cả lũ đi bộ dọc biển, ngồi uống nước sinh tố
và hỏi han đủ thứ chuyện. Trong khi nửa thế giới đang dỗi hờn vì những món quà
8/3 đến muộn thì ở đây chỉ có gió thổi rì rào.
Ngày
3:
- 5h30 sáng dậy ngắm mặt trời mọc. Tuy rằng trời nhiều mây,
nhưng cảm giác phấn khích khi dậy lúc tờ mờ sáng, leo trèo qua một bãi đá để ra
được mỏm đá lớn phía ngoài, thả mình theo gió biển chờ khoảnh khắc ngày mới bắt
đầu thật sự đáng giá. Nếu được trở thành một cái gì, mình muốn được là bình minh
ở biển, ấm áp, trong lành, rạo rực.
-
9h Tham quan và nói chuyện với Bãi Tràm Hideaway resort. Quả thật là một resort
đẹp hiếm có, bạn nào có book thì nhớ nhắc đến tên travel blogger Hạt Mềm nhé.
Chả được discount gì đâu nhưng mà mình đã hứa là sẽ promote reosrt của bác Iesk
hết khả năng có thể! Bác bảo: Mày thấy cảnh đẹp không, sẽ không bao giờ có đc
cảnh tượng hoang sơ này dưới sự quản lý của người Việt Nam đâu.
-
Trên đường đi đến gành đá đĩa Phú Yên, bọn mình dừng ở đập Tam Giang, thành An
Thổ và nhà thờ Mằng Lăng.
-
Gành
đá đĩa vẫn đẹp như trên tivi và ảnh, nhưng làm mình sửng sốt vì bé hơn quá nhiều
so với trí tưởng tượng của mình. Bốc máy gọi cho bố giọng cực kì hốt hoảng: Bố
ơi sao gành bé thế, hay là con bị scam sang chỗ Gành Fake?!?
Add caption
Nhân đây cũng lại cập nhật
thêm một chút thông tin về sự độc đáo của gành đá này Theo khoa học giải thích,
hàng triệu năm trước, khi núi lửa hoạt động, dung nham nóng chảy phun trào từ
miệng núi lửa và chảy dần qua phần lục địa, đến khi chạm đến phần nước biển,
dung nham lập tức bị nước biển làm lạnh nên đông cứng lại. Nếu chỉ có vậy vẫn
chưa đủ điều kiện để hình thành gành đá dĩa, mà phải kết hợp với hiện tượng di
ứng lực, khiến các khối nham thạch bị đông cứng rạn nứt đa chiều một cách tự
nhiên nhưng lại vô cùng hoàn hảo. Trên cả hành tinh, ngoài Phú Yên chỉ có ba nơi
khác có hiện tượng này, đó là gành đá đĩa Giant''s Causeway, Ireland, gành đá
đĩa Los Órganos, Tây Ban Nha, và cuối cùng là gành đá đĩa ở hang động Fingal,
Scotland. Đọc
thông tin trên mạng thì đâu đâu cũng bảo Gành vẫn giữ được vẻ hoang sơ tự nhiên
nhưng tớ cóc tin. Đến nơi thấy bãi gửi xe tràn lan, rác rến ngập ngụa ở cách khu
vực gành chưa đến 1km, người chen chúc đứng tạo dáng. Đi men theo đường gành có
một ngọn hải đăng khá xinh nhưng rác nhiều kinh khủng, không phải của khách du
lịch đâu mà là của thanh niên tụ tập cắm trại để lại. Nên các bạn thấy mấy thanh
niên giả-vờ-đi-phượt thì cũng không nên chụp mũ rằng ý thức của
họ kém, nhiều khi cảnh quan nơi bạn đến đã bị làm xấu bởi chính người dân, chứ
không phải do họ. Những bạn trẻ kia chỉ đáng ghét nếu họ làm từ "phượt" phản cảm
thôi.
- 5h có mặt ở thành phố Tuy
Hòa. Mình thuê khách sạn ở mặt đường Hùng Vương, xung quanh là khu trung tâm
thành phố, có nhiều hàng quán và giao thông đông đúc. Ở Tuy Hòa mình ăn uống mấy
món quà vặt nhưng không ấn tượng mấy, chỉ có thể kể đến bún khô ở 193 Lê lợi, bò
bít tết 52A Duy Tân và bánh mì Cô Bé. Bạn nào thích nhiều gợi ý hơn thì có thể
tự tham khảo các blog du lịch khác.
Ngày 4:
Tháp Nhạn.
- 7h sáng dậy trả phòng
khách sạn rồi ăn sáng và tham quan nhanh các địa điểm du lịch ở Tuy Hòa: núi
Chóp Chài, tháp Nhạn, rồi chạy về phía bán đảo Hòn Gốm.
Từ núi Chóp Chài nhìn xuống Tuy
Hòa
Mình
đến hải đăng Đại Lãnh vào giờ nghỉ trưa, vì vậy sau khi đi chơi tham quan xong,
mình phải chờ thêm 1 tiếng đến 13:30 mới được vào hải đăng. Tại chân núi, các
bạn có thể đề nghị được gửi đồ ở phòng soát vé hoặc bãi gửi xe máy để thuận tiện
cho việc đi bộ lên-xuống. Lúc lên mình đi theo đường thang bộ men vào núi, lúc
xuống mình đi xuống bãi Môn rồi đi ngược ra bãi gửi xe, mình khuyến khích các
bạn đi cả hai đường vì cảnh rất đẹp. Từ hải đăng Đại Lãnh chỉ chạy một chút là
tới Vũng Rô, mình không dừng lại ở di tích tàu Không Số.
Cũng
vì chuyện chờ đợi này, cộng với việc mê mải chụp ảnh trên đường và đi mò mẫm vào
một cái làng chài trên đảo mà 4h mình mới tới nhà nghỉ Hải Hà ở Đầm Môn, khá là
trễ so với các đoàn thông thường.
Vũng Rô Sau Vũng Rô là đoạn đường quốc
lộ nhiều xe tải như đoạn đầu bài có đề cập tới, các bạn chú ý
nhé.
Đường ra bán đảo Hòn Gốm
Trời xanh, núi và cát trắng
Hiện
nay có hai cách để đến Mũi Đôi,1 là cách phổ biến hơn cả: Từ Đầm Môn trekking 5
tiếng đồng hồ qua đồi cát; 2 là thuê ghe đi đường biển. Tại Mũi Đôi đã có dịch
vụ cho thuê lều trại để các bạn ngủ lại đó một đêm, đón bình minh và trở về ngay
trong sáng hôm sau. Chi phí sẽ tùy thuộc vào số lượng người do mỗi chuyến đều có
niêm yết giá cho tourguide của bạn hết rồi, nếu liên hệ trước các bạn đi nhóm lẻ
có thể ghép đoàn để giảm bớt chi phí.
Quay
trở lại chuyện mình đến muộn. Cô chủ nhà nói rằng đoàn cuối cùng vừa rời đi, nếu
không phải đoàn đông thì mọi người cũng sẽ không chịu để bạn trek nhóm 2 người
đâu, vì nguy cơ bị lạc, không kịp đến trại trước khi tối muộn là rất cao. Lúc đó
là hơn 4h chiều, với thể lực của người dân bản địa thì khoảng 3 tiếng, vậy là
những bạn có sức khỏe tốt hoàn toàn có thể hi vọng còn mình đi với tốc độ bình
thường, nghĩa là có khởi hành ngay lập tức thì cũng phải tới 9h tối mình mới tới
nơi. Không có tiền đi ghe chuyến (1,7 triệu/chuyến) ra Mũi Đôi, lại cũng không
đủ thời gian để trek ra trại trong ngày, vậy là ngồi thừ ra mất một lúc để nghĩ
ngợi.
Chắc
lúc đấy mặt đau khổ lắm, vì cô chủ nhà áy náy quá bèn gọi một ông chú nào đó gửi
cho con bé ra Bãi Bàng (cách mũi Đôi một chút về hướng Bắc) vào sáng sớm ngày
hôm sau (tức là ngày thứ 5 của chuyến đi)
Tóm
tắt chuyến đi ra bãi Bàng ở link Youtube này
Bãi
Bàng hoang sơ tuyệt đẹp của mấy đứa.
Em Kiệt
Bọn
mình dành trọn cả buổi sáng sớm đến tận trưa ở bãi Bàng rồi trở về Đầm Môn theo
xe đưa công nhân về làng ăn cơm. Nghỉ ngơi chút là 2h30 chiều, bọn mình lập tức
quay trở lại Quy Nhơn, kết thúc chuyến đi chứ không đi tiếp xuống Nha
Trang-Khánh Hòa như đã từng có ý định. Nắng vẫn có màu trắng, quần áo giặt vội
còn nguyên mùi muối. Hai đứa chạy không nghỉ suốt 3 tiếng rưỡi đồng hồ thì về
đến khách sạn cũ. Ba tiếng đồng hồ đủ để tua lại 4 ngày tuyệt đẹp đầy ắp sự kiện
và gương mặt đáng nhớ :)
Hàng ốc gần trường Lê Lợi, Quy Nhơn. Bán tối, không bán
mùng 1. Ban ngày là cửa hàng phở Trường Sa.
Surf bar - Quy Nhơn
-
Ngày 6: Dành thời gian đi thăm Eo Gió và thong thả tận hưởng Quy Nhơn ngày cuối
cùng.
Đường mòn ở Eo Gió
Eo Gió.
Eo Gió vào một ngày rất
gió.
Ngày 7: Mua quà (đồ ăn chín và hoa quả) và ra sân bay trả
xe máy trước khi bay về Hà Nội lúc 14:00. Chuyến đi kêt thúc!!!
Hải đăng Đại Lãnh nhìn từ bãi
Môn
Trước cửa một nhà sinh hoạt hưu
trí
Đâu đó trên đường
Vâng, xe tải và bò, không có gì lãng xẹt và nguy hiểm khi
tham gia giao thông với hai phương tiện này. Hết sức cẩn thận nhé các bạn, mình
không đùa với tính mạng của mình được đâu nha.
Đàn vịt gần khu di tích Trường Thạnh
Món ngon không nên bỏ qua khi đến Tuy Hòa. Bánh mì giòn,
thịt-rau hài hòa, đặc biệt có thịt quay trong bánh mì, 10k. Mỗi tội em nhân viên
mặt lạnh tỉ lệ thuận với độ nóng của bánh mì.
Đường ra bãi Nồm
Một căn nhà cổ 100 tuổi ở Tuy Hòa. Đi lạc
vô.
Một vịnh nhỏ trên đường từ Tuy Hòa đến hải đăng Đại
Lãnh
Một người dân đi thăm đìa
tôm
7h sáng lao vún vút giữa những đồi cát, loa vang lên
Hello của Adele "Hello from the other sideee" Con tim như văng ra khỏi lồng ngực
sau mỗi cú xóc.
Đâu đó dọc đường.
Một ghi chú nhỏ cuối cùng là
các bạn hãy sử dụng Airbnb với các chuyến du lịch bụi vì đây là một mạng lưới
homestay hoặc cho thuê lại nhà rất kinh tế. Đăng ký AirBnb khá lâu nên các bạn
nên chủ động tìm hiểu và download trước khi đi. Hãy sử dụng code này để được
giảm tới 23$ cho lần đặt phòng đầu tiên, www.airbnb.co.uk/c/hoanganhd2?s=8
Ví dụ với một nhóm 4 người, các bạn hãy đăng ký 4 accounts và sử dụng
code trên để lần lượt đặt phòng là các bạn đã tiết kiệm được 23$ cho mỗi đêm
trong vòng 4 đêm rồi đó.
Chẳng phải tự nhiên mà Quy
Nhơn luôn có mặt trong danh sách những điểm đến được yêu thích nhất tại Việt Nam
của các bạn trẻ yêu du lịch bụi nước ngoài. Dù xét về biển, Quy Nhơn không bằng
Phan Thiết, Mũi Né hay Phú Quốc nhưng ai đã một lần đến đây đều phải thừa nhận,
nơi này vô cùng đáng nhớ bởi con người dễ thương và chi phí ăn uống, ngủ nghỉ
rất rẻ.
Ăn liên tục và leo núi liên tục để không bị béo
ị.
Và đối với những tín đồ du
lịch bụi mê ẩm thực, đây tuyệt đối là điểm đến không thể bỏ qua. Một trong những
địa chỉ ẩm thực có tiếng ở Quy Nhơn chính là ngã ba Trần Bình Trọng - Phan Bội
Châu khi quy tụ các món quà vặt "có tiếng" với đủ nem nướng tới nem lụi bò cuốn,
gỏi bò gân với cháo bò, sinh tố và hoa quả dầm hay bánh xèo, bánh tráng cuốn và
các món ốc. Điều đáng nói là hầu hết các món ăn đều có giá không tới 25
ngàn.
Món đầu tiên nên thử ngã ba thần
thành này là nem chua nướng với giá 27 ngàn đồng/ phần. Nem được nướng vàng chín
mềm thơm phức, có vị ngọt và cay nồng của hạt tiêu. Khi gọi nem, bạn sẽ được
phục vụ cùng tỏi tươi và ớt xanh. Nếu cảm thấy các gia vị đính kèm hơi nặng đô
với mình, bạn cứ việc ăn nem không thôi. Hương vị chắc chắn sẽ khó quên lắm
đấy!
Kế đến
là món bánh tráng cuốn tôm thịt nướng - món ăn vặt rất được yêu thích ở Quy
Nhơn. Nhưng nếu như ở Phú Yên bánh tráng được cuốn với nhân thịt và trứng thì ở
đây người ta làm nhân tôm thịt. Giá một xiên bánh tráng nướng là 6 ngàn
đồng.
Gỏi bò cuốn nem lụi bánh đa có
giá 10 ngàn đồng. Phần cuốn thực sự chất lượng với một miếng bò nướng, một phần
thịt sườn nướng và nhiều rau nên tính ra không hề đắt. Các hàng bò cuốn nem lụi
thường bán kèm món bún khô, ngoài Bắc gọi là bún trộn, ăn kèm bánh đa chiên, bò
và nem lụi cắt miếng cũng ngon không kém.
Nếu
háo nước, cần tiếp thêm trái cây, đừng quên ghé hàng sinh tố ở đây bởi trái cây
siêu tươi ngon mà giá chỉ... 13 ngàn đồng. Sinh tố của quán chia làm làm hai
loại: sinh tố xay và sinh tố không xay với thành phần là hơn chục loại quả trong
một cốc sinh tố. Có lẽ vì thế mà chuyện ngày nào cũng phải ăn mấy cốc này là
chuyện dễ hiểu với du khách ở Quy Nhơn.
Cháo lòng bò
Gỏi gân và lưỡi bò
Nặn nem lụi
Đa dạng về món lại nhộn nhịp
suốt từ 10 giờ sáng đến 10 giờ đêm nên nếu nói đây là thiên đường ẩm thực ở Quy
Nhơn cũng không hề quá. Đây cũng là điểm hẹn của nhiều bạn trẻ và khách du lịch
khi đến mảnh đất này. Ngoài ngã 3 này, Quy Nhơn vẫn còn rất nhiều địa chỉ ẩm
thực hấp dẫn khác để bạn thưởng thức.
Xôi
mặn ở Nguyễn Thái Học giá 12 ngàn đồng/ dĩa với đủ thịt sườn, trứng, chả, ruốc.
Đảm bảo no và ngon.
Bún
chả cá Thu trên đường Nguyễn Huệ bán sáng đến trưa là địa chỉ đáng tham khảo cho
nhu cầu ăn sáng, ăn trưa. Bún ở đây giá 35 ngàn/ bát, nhiều chả và chả chất
lượng.
Đến sau
6h chiều, ở cùng địa chỉ sẽ là bán các loại bánh bèo, bánh bột lọc, bánh
ướt tôm thịt hấp dẫn với giá chỉ 7 đến 10 ngàn/
suất.
Một ghi chú nhỏ cuối cùng là các
bạn hãy sử dụng Airbnb với các chuyến du lịch bụi vì đây là một mạng lưới
homestay hoặc cho thuê lại nhà rất kinh tế. Đăng ký AirBnb khá lâu nên các bạn
nên chủ động tìm hiểu và download trước khi đi. Hãy sử dụng code này để được
giảm tới 23$ cho lần đặt phòng đầu tiên, www.airbnb.co.uk/c/hoanganhd2?s=8
Ví dụ với một nhóm 4 người, các bạn hãy đăng ký 4 accounts và sử dụng
code trên để lần lượt đặt phòng là các bạn đã tiết kiệm được 23$ cho mỗi đêm
trong vòng 4 đêm rồi đó.
Thịt bò hay thịt
lợn? Mì sợi to hay sợi nhỏ? Mì gạo hay mì trứng? Chan nước hay ăn khô? Nước
trong hay nước dùng có tiết? Cay hay không cay? Có muôn vàn câu hỏi đón chờ khi
bạn bước chân vào một gánh mì rong ở Thái Lan, và mỗi câu trả lời sẽ đưa bạn đến
với một món mì khác nhau. Hãy cùng khám phá sự độc đáo vô tận của văn hóa mì
Thái Lan trong bài viết này. Và các bài viết sau!
Một
quầy gia vị tại một cửa hàng mì bao gồm ớt tươi, ớt khô, ớt bột, tỏi chiên, hành
tím, hành lá, tiêu bột
KUAY
JAP
ก๋วยจั๊บ
Dễ
dàng tìm thấy ở khu China Town, Kuay Jap là món ăn có nguồn gốc từ người Triều
Châu tồn tại lâu đời trong lòng Bangkok. Mì được sử dụng trong món Kuay Jap
thường là mì gạo được cán mỏng thành lá và cắt hình vuông, ăn cùng với thịt lợn
và nội tạng hầm nhừ. Phần nước dùng có hay lựa chọn, Nam sai là nước dùng trong
suốt được ninh từ xương lợn, Nam sai là nước dùng có thêm ngũ vị hương, tuy
nhiên với cả hai loại nước dùng, đầu bếp sẽ xức rất nhiều tiêu bột trước khi món
ăn được phụ vụ. Một chút hành mùi màu xanh và một miếng há cảo chiên màu vàng là
điểm nhấn của món ăn thơm ngon này.
Một
phiên bản khác, tuy nhiên không phổ biến lắm, của món ăn này là KUAY JAP
YUAN chính là món
bánh canh của Việt Nam với giò thái miếng thay cho thịt lợn, có nơi cho thêm
trứng cút luộc, trên cùng là hành khô hành
lá.
KUAYTIAW
TOM YAM
ก๋วยเตี๋ยวต้มยำ
Các
fan của món Tom Yam hẳn sẽ rất vui mừng khi biết, nước dùng Tom Yam có thể dùng
để chan các loại mì. Dù bạn order mì gạo sợi nhỏ như sợi miến, cho tới bánh đa
trắng to như sợi phở, hay mì vàng, chỉ cần có đủ các nguyên liệu sau: nước dùng
đun từ nước xương, giấm ớt tỏi, đường, lạc giã nhỏ và thật nhiều ớt bột, đầu bếp
sẽ ngay lập tức phục vụ bạn một bát Kuay Tiew Tomyum với đủ vị chua cay mặn ngọt
nóng hổi. Ăn kèm với mì thường là thịt lợn băm hoặc thịt lợn xá xíu thái lát
mỏng, thịt viên, trứng luộc lòng đào và một miếng sủi cảo rán giòn, kèm theo một
chút hành lá thái nhỏ.
BAMII
บะหมี่
Nếu
cả Thái Lan chỉ có một tiệm mì duy nhất, thì chắc chắn tiệm mì đó sẽ bán Bamii.
Với nền cơ bản là nước dùng trong veo từ nước ninh xương, có vô vàn biến thể của
món ăn này, từ nguyên liệu mì: mì trứng, mì gạo, bánh đa, cho tới thịt ăn kèm:
thịt lợn quay, thịt vịt nướng, thịt lợn xá xíu, sủi cảo... không cần bàn cãi khi
nói Bamii là món mì phổ biến nhất Thái Lan. Tùy theo vùng miền mà các gia vị
được gia giảm ít nhiều, tuy nhiên món ăn không thể được phục vụ nếu thiếu chút
hành mùi thái nhỏ, tiêu bột, tỏi chiên và một chút dầu tỏi. Những khách hàng
thích vị đậm đà của các loại gia vị trên có thể gọi mì và nước dùng
riêng.
Bamii
ăn với thịt xá xíu, thịt viên
Bamii
ăn cùng thịt xá xíu và sủi cảo
KHANOM
JIIN
ขนมจีน
Người Thái
không ăn bún như người Việt. Nghĩa là không chan nước, không ăn cả bò, gà, cá,
cua chan nước dùng với bún, tuy nhiên không phải vì thế mà cho rằng người Thái
không ăn bún. Khanom jiin, cũng có thể coi là một trong những món ăn vỉa hè rẻ
nhất và được ưa chuộng nhất của người Thái, là món bún được ăn kèm với các loại
nước sốt cà-ri cay nồng (thường có nhiều
vị như cá, tôm, cua hoặc dừa). Nhưng nếu chỉ có vắt bún con đặt trên đĩa
sâu lòng, chan thêm nước sốt sền sệt từ gia vị cà ri và cốt dừa thì món ăn này
đã không được ưa chuộng đến thế. Ăn cùng với Khanom Jiin là rau, một nguyên liệu
khá ... hiếm trong ẩm thực của người Thái nói chung. Rau sống ăn kèm với Khanom
Jiin lại không phải các loại rau gia vị như của người Việt Nam mà bao gồm các
loại rau củ tươi sống: cà pháo, cà chua, giá đỗ, lá xoài non, đậu đũa, bắp cải
thái sợi và dưa chua. Vị chua và thanh mát của bún rau sẽ làm dịu đi cơn hương
vị nồng, đôi lúc là cay tới xé ruột của cà ri, để rồi ăn một miếng là lại phải
xuýt xoa ăn thêm miếng thứ hai thứ ba... khó thể dừng lại.
Nước
sốt cà ri
KHAO
SOI
ข้าวซอย
Là
món ăn đặc trưng của vùng Bắc Thái, cụ thể là khu vực Chiang Mai, Chiang Rai, Pai... Khao Soy gồm
mì vàng chan nước cà ri cốt dừa đặc và sánh, thơm ngậy, ăn cùng các loại thịt
theo ý thích (thịt lợn nướng, hải sản, xúc xích cay, gà...) dưa chua, hành tím
thái nhỏ. Trước khi được dọn ra đầu bếp sẽ đặt một chút mì vàng chiên giòn lên
trên cùng, vừa để trang trí vừa tăng thêm tính phức tạp của món ăn. Mỗi một
miếng Khao Soy vừa có sự mềm mại, vừa có chút giòn giòn,
vừa có vị hăng của hành, vừa có vị ngọt của cốt dừa, tạo nên một món ăn không
thể lẫn đi đâu được. Để hương vị thêm hòa hợp với dưa chua, khách hàng có thể
vắt thêm chút cốt chanh từ miếng chanh mà đầu bếp đã tinh ý để sẵn bên cạnh. Và,
thế là món ăn đã hoàn tất, mời các thực khách xơi.
Mình thường làm đám cưới cho khách nước ngoài theo trình
tự như sau, mình viết lại đây vì có bạn hỏi cho khách của bạn ấy, xin mời tham
khảo để tư vấn khách cho phù hợp.
- Khách tập trung lúc 4:30 Nếu có khách ở các nơi khác
thì 3:30-4:00 là thời điểm khách lên đường tới nơi cử hành lễ, nếu tất cả khách
khứa ở chung một nơi thì giờ đó họ bắt đầu là lượt, khăn áo để đi đám cưới.
Trước khi cô dâu chú rể làm lễ, khách có thể chờ từ
15-30p trong lúc đó có đồ uống và đồ ăn nhẹ phục vụ
- Làm lễ lúc 5:00-5:30 tuỳ vào
mùa và độ sáng của bầu trời. Nếu làm lễ ngoài trời thì nên căn thời điểm mặt
trời xuống dần, không nắng quá gắt làm cô dâu chú rể nheo mắt chụp ảnh không
đẹp, không nên tối quá (đương nhiên) Làm lễ trong nhà cũng không khác mấy, đều
thường diễn ra trước 6h, vì sao ở dưới nói tiếp ạ.
Trong nhiều trường hợp
thì địa điểm làm lễ và địa điểm ăn uống khác nhau, nên sau khi tiễn đôi uyên
ương ra khỏi nơi làm lễ thì cả gia đình cũng lên xe di chuyển tới nơi ăn uống
luôn.
- Sau khi làm lễ, mọi người
thường dành ít nhất là 01 tiếng đồng hồ để uống rượu, thay đồ, nói chuyện làm
quen với nhau, có thể có thêm các tiết mục nói xấu nhau ôn lại kỉ niệm cũ. Cô
dâu chú rể thường tranh thủ chụp thêm ảnh-mặc-váy-cưới (đúng nghĩa là ảnh cưới)
Đây là lí do vì sao phần lễ không nên diễn ra quá muộn
- 7:00 Bữa tối bắt đầu. Trước
hoặc trong khi ăn đại biểu gia đình, thường là các ông bố, sẽ có bài phát biểu
ngắn và vui. Đây là một truyền thống khá được mong chờ ở các đám cưới vì thường
nó sẽ rất funny hoặc sẽ rất emotional.
smile
emoticon
Trong đám cưới này bạn thân
của cô dâu chú rể còn bí mật yêu cầu mỗi người viết một lá thư cho vợ/chồng của
mình, cất vào trong một hộp rượu và tặng lại cho hai người với điều kiện hai
người chỉ được mở khi nào tới kỉ niệm đám cưới 20 năm sau đó ^^
Nếu có thắc mắc cần tư vấn kĩ hơn, đừng ngại liên hệ mình
qua Facebook hoặc Email nhé!
Đi xe từ Cầu Giấy ra Nguyễn Ngọc Nại, bốn lần dừng đèn đỏ
đều đứng cạnh một anh tắc-xi. Anh hạ cửa xe xuống hỏi xin số điện thoại ba lần,
độ năm năm trước thì mình sẽ trợn lồi cả mắt quát Tsb thằng điên, nhưng hôm nay
lại thấy buồn cười. Phụ nữ đúng là đáng thương, khi còn trẻ (hoặc khi còn cảm
thấy trẻ) coi chuyện đàn ông chạy theo mình là đương nhiên. Đến khi không còn
cảm thấy ngực cong da trắng má hây hây còn ở lại bên mình thì lại bất ngờ thấy
bối rối trước một sự quan tâm săn đón dù cố tình hay hoàn toàn vô
tình.
Ngày đầu tiên của tháng Ba,
2016
Ít khi thấy mệt, vì hay được chiều chuộng. Dạo này ít
được chiều chuộng, nên hay thấy mệt. Tự động viên là Hoàng Anh ơi cố nốt cái
cuối tuần đê xong rồi hẵng đau đầu!
Đây
là các trò chơi mình thiết kế cho đám cưới của cô dâu chú rể của mình, phù hợp
với một không gian thoáng, âm thanh ổn vừa đủ nghe và số người tham gia khoảng
trên 20 người. Đa số những người hưởng ứng sẽ là bạn bè của cô dâu chú rể, những
người trẻ tuổi tuy nhiên cũng có những cách để rủ cả những khách mời lớn tuổi
hơn, đặc biệt là người nhà của cô dâu chú rể tham gia cùng.
Game
1: Ai biết rõ cô dâu chú rể nhất.
Luật
chơi: 10 người chơi chia làm hai đội và có phần quà cho đội thắng. Có thể chia
phù dâu phù rể thành hai đội và dùng sự trợ giúp của người thân.
Ví
dụ các câu hỏi mình đã sử dụng
Cô dâu và chú rể đã hẹn hò bao lâu
Hai người đi đâu vào buổi hẹn đầu tiên
Chú rể đã cầu hôn như thế nào
Chú rể thích xem chương trình TV nào nhất
Cô dâu thích thương hiệu thời trang nào nhất
Ở nhà ai là người nấu ăn/nướng bánh ngon hơn
Ai là người rửa bát nhiều hơn?
Món ăn/màu sắc ưa thích của cô dâu/chú rể là gì?
Địa chỉ chính xác của nhà cô dâu?
Chú rể học cấp 1 trường nào?
Tên đầy đủ của Best man/Maid of Honor
Trong
ngày cưới hôm đó, mình là giám khảo, yêu cầu hai đội chơi hoàn thành trò chơi
trong vòng 10 phút và xác nhận câu trả lời bằng cách chụp ảnh bảng câu hỏi up
trên facebook kèm hashtag tên cô dâu chú rể.
Game
2: Lemme take a selfie
Yêu
cầu: có điện thoại smartphone kết nối internet
Chọn
hai hoặc ba người chơi tùy thuộc mức độ tham gia của khán giả, mỗi người chơi
đại diện cho một đội. Mỗi đội được giao một nhiệm vụ là chụp ảnh selfie với một
người/một vật theo miêu tả random của hosts. Ví dụ
selfie với một người tên Linh mà không phải cô dâu
selfie với một người áo đỏ
selfie với một cái đĩa/thìa
selfie với một người quần không phải màu đen
selfie với một người không mặc quần
selfie với một bình hoa
selfie với một người tên Trung mà không phải chú rể
selfie với đội còn lại. Đây sẽ là task cuối cùng để cả hai đội có một tấm
ảnh thật đông và đủ mặt mọi người
Sau
khi chụp ảnh phải up lên facebook của một thành viên, đội nào up xong trước và
được giám khảo xác nhận sẽ được cộng một điểm. Sau mỗi vòng, người được chụp
cùng sẽ trở thành một thành viên của đội đó và bắt buộc tham gia chụp ảnh selfie
sau mỗi task sau đó. Sau 8 -10 vòng, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng.
Game
3: Làm gì ở đâu?
Khán
giả sẽ cùng slideshow ảnh cô dâu chú rể đoán bức ảnh được chụp ở đâu, mấy tuổi
và bối cảnh ra đời của bức ảnh. Đây là một game khá phổ biến tuy nhiên nếu tổ
chức game này các bạn sẽ có dịp giao lưu với khán giả, đặc biệt là người nhà của
cô dâu chú rể. Hãy chọn những bức hình hồi nhỏ, vào những dịp đặc biệt gắn liền
với một sự kiện gia đình và nhờ người nhà, cô chú bác dì bố mẹ anh chị em có
liên quan đến sự kiện đó kể lại.
Có
thể yêu cầu chú rể miêu tả một bức ảnh của cô dâu hồi bé và ngược lại, chú rể
hoàn toàn được quyền tạo ra câu chuyện của riêng mình ví dụ là chú rể ăn mặc rất
điệu để chuẩn bị đi party ở trường mẫu giáo còn cô dâu đang xách giỏ đi hái đào
ở Hoa Quả Sơn. Càng nhiều chi tiết miêu tả ngộ nghĩnh thì khán giả càng thích
thú
Game
4: Freeze Dance
Số
lượng người chơi 10 người lên đứng thành hàng ngang, người dẫn chương trình bật
list nhạc đã chuẩn bị sẵn, mời mọi người nhảy theo nhạc và khi nhạc dừng mọi
người thì mọi người FREEZE - đóng băng tại đúng vị trí đó. Ai di chuyển sẽ bị
loại. Cô dâu có thể sẽ nhảy cùng hoặc yêu cầu người chơi nhảy một số động tác
khó nhất định nào đó ví dụ lắc mông, đá chân lên cao hoặc chạm vào vai người bên
cạnh.
Game
5 Chạm linh tinh
Chú
rể được mời lên sân khấu, bịt mắt và chỉ được dùng đầu ngón tay hoặc lưỡi (nếu
chú rể đủ can đảm) để chạm vào một bộ phận bất kì của cô dâu và có 3 lần đoán
xem đó là bộ phận nào (tóc, lông mi, khuỷu tay) Khán giả ở dưới có nhiệm vụ cười
to và đưa ra các gợi ý sai (rốn, mũi, gót chân) để gây hoang mang.
Phần trò chơi diễn ra sau tiết mục nhảy của chú rể cùng
với phù dâu phù rể tặng cô dâu
Mình
xếp các trò chơi theo thứ tự mình cho là hợp lý, khi khách mời còn đông và khi
khách mời giảm dần và quy mô trò chơi nhỏ dần, riêng tư hơn. Các bạn có thể sử
dụng các trò chơi giống như trên hoặc thay đổi phù hợp với tính chất tiệc và
tính cách của khách mời nhé!