About Me

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Đám cưới truyền thống của người Thái Lan.

[English below]
Đám cưới ở Thái Lan, cũng giống Việt Nam, đang được rút gọn và giản lược không ít. Phần nhiều gia đình chọn tổ chức ở khách sạn, có thể tiếp đãi thịnh soạn bạn bè lại làm đẹp lòng được quan viên hai họ. Nhưng nét đẹp của đám cưới truyền thống vẫn được trọng thị tại phần lớn các gia đình theo đạo Phật. Ngoài lễ xin dâu và ăn hỏi có phần giống với đám cưới ở Việt Nam, cô dâu chú rể sẽ trải qua hai nghi lễ cũng quan trọng không kém: đó là lễ chúc phúc của các nhà sư và lễ rót nước. Đây là thời điểm họ bày tỏ sự thành kính với cha mẹ, tổ tiên, bày tỏ nguyện ước kết đôi và hướng tới một tương lai hạnh phúc. Thời điểm diễn ra hai lễ này là trước khi nhà trai rước cô dâu về nhà.

Đầu tiên cô dâu chú rể sẽ thắp 2 ngọn nến trên ban thờ Phật

Mẹ chồng sẽ đặt MongKol lên đầu con dâu và tương tự, mẹ vợ sẽ đặt MongKol lên đầu con rể.
Mong Kol là chiếc vòng được kết bằng chỉ, được các nhà sư trì chú từ trước khi đám cưới diễn ra.

Nhà sư lớn tuổi nhất sẽ dùng cây quạt che mặt, thay mặt cả 3 vị sư, đọc những lời khân đầu tiên, đại ý diễn giải cuộc sống-hôn nhân-tình yêu

Một sợi dây chỉ được nối từ cuộn chỉ trắng, kéo qua tay ba vị sư và buộc trên ban thờ

Các vị sư sẽ nắm sợi chỉ này trong lúc đọc lời khấn, thay mặt cho cô dâu chú rể nói lên ước nguyện được kết duyên trọn đời

Cô dâu chú rể nhắc lại những lời vị sư nói, tương tự như việc đọc lời thề trong đám cưới phương Tây. Người giúp hành lễ sẽ đọc thay chú rể những đoạn chú khó phát âm.

Đạo Phật là đạo giáo phổ biến nhất và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân Thái Lan. Họ bày tỏ sự thành kính với các nhà sư như với cha mẹ của mình. Ngoại trừ cô dâu trong trang phục truyền thống, các vị khách mời cần hết sức chú ý cách ăn mặc phục sức để bày tỏ sự tôn trọng đến các nhà sư

Buổi lễ diễn ra trên nền tiếng  nhạc Khim - một nhạc cụ truyền thống của Thái, có âm thanh réo rắt như đàn tranh của Việt Nam.

Sau lễ chúc phúc, cô dâu chú rể dâng lễ cảm ơn tới từng vị sư, và chuyển qua phần nghi lễ rót nước. Cả hai được ngồi trên bộ bàn ghế truyền thống cho lễ rót nước (Rod nam sang), hai lòng bàn tay úp. Từng vị khách sẽ lấy nước thánh rót một nửa vào tay cô dâu, một nửa vào tay chú rể và gửi đến họ những lời chúc tốt lành.

Gia đình chú rể hết sức tò mò và hào hứng với nghi lễ này.

Bộ khay mạ vàng được sử dụng trong nghi lễ truyền thống
Theo tục lệ, lễ rót nước chính là giấy đăng kí kết hôn xác nhận cô dâu đã là gái có chồng, chú rể đã là trai có vợ

BLESSING FROM THE MONKS

You don’t have to be Buddhist to partake in the ceremony and, in fact, many Western couples choose to have a Buddhist wedding ceremony when they get married in Thailand. It is important to note that although monks may be present during part of the wedding day, a Thai wedding is essentially a non-religious affair and will usually take place in a private home belonging to a relation of either the bride or groom as opposed to a wat or temple. If monks are invited to attend the ceremony it will be to bless the couple and enable them to make merit.

For Thai Buddhists, it is widely believed that donating a merit gift (i.e.money) to the local wat (temple) will ensure a lifetime of love for the marriage. If the groom makes a generous donation to the local wat in the name of the bride’s parents, it shows great respect for both the bride and her family. In some instances, the couple may go to the temple rather than have the monks visit them, but donations and food will still be offered to the monks. If monks are present (there can be 3, 5, 7 or 9 monks), trays are usually placed in front of them to receive the envelopes containing the donations.

Making merit is important to Buddhists and it is particularly important on special occasions such as weddings. Inviting monks to the ceremony ensures merit because donations will be made to the monks. Another way that couples can make merit is by granting an animal its freedom. This is typically done by releasing a bird from a cage, or releasing a fish or turtle back into the water.

ROD NAM SANG

The water pouring (rod nam sang) is the most important part of the Thai wedding ceremony as during this part the couple officially become husband and wife. Traditionally, this ceremony was all that was required to validify the marriage. Of course, nowadays the couple are required to obtain a marriage certificate from the Amper or local registration office but still Rod nam sang plays an very important role in Thai weddings.

Before the water pouring can take place, the couple must seat themselves at the traditional water pouring tables and chairs, with the bride to the left of the groom. They will each have a ceremonial headdress (มงคล/Mong Kol) , made from one piece of cotton to signify the joining of the couple, placed upon their heads. The Mong Kol will have previously been blessed by the Buddhist monks earlier in the wedding.

The couple will be fully prepared for the water pouring to commence once they place both hands (palms together), overhanging the water pouring table and positioned above flowers that have been arranged in a water tray, to capture the water that runs off. Each of the guests in turn will take the ceremonial conch shell (สังข์รดน้ำ/Sang Rot Naam), which has been freshly filled with holy water from the Buddhist ceremony, and pour a half of water from thumbs to fingertips of the bride and the other half to the groom's hands while wishing the newly wed all the best wishes in their new life together.


Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites