About Me

This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

How to spend a dull Sunday in Koh Samui?

1. Reading: To be honest, I have never been a big fan of reading. Im more like a movie-worm who tucks herself in bed, stretches her legs, digs her chin into a warm soft blanket and hides in her shelter all day. But my mom instantly reminds me that I am having a giant pool in my backyard, that it's so unfair for others who are dying to see a beach when I am wasting it and that I should spend more time OUTSIDE. Thus, "Why men can't listen and women can't read maps" - an easy-to-read book I borrowed from Island Book, a lovely bookshop belongs to a wise old man named Alex - needs to be finished. 
I know how boring it sounds but I was quite amazed by the fact that I enjoyed reading outdoor so much that I actually spent three hours straight on the beach just to read. The breeze, the sound of waves against the shore, the smell of salt is the perfect formular for it. Library? Nah! 

Another reason is breakfasts in restaurant are ridiculously exspensive before 9am. My solution is 25baht sandwich from 7/11 and my towel. All set for a lovely reading session on the shore. 



2. Shopping and cooking: When I moved to Koh Samui four months ago, my dinner was all about eating out and my menu was, in turn, changed between Big C and Tesco food courts. Not until my friend took me to Makro when I visited him in Bangkok a couple of week ago, I had never known Makro was a food-mechandise. 


I know how silly it sounds but I was living in a country that has no Makro at all. 



A burnt coconut is ONLY 18baht. O-M-G!
Sorry for being photo crazy, I am a meat lover having affair with veggie. 
I stay in Bo Phut, which means Makro, Tesco Lotus and Big C is within 10min driving. You can find almost everything here, local to imported, unless you are looking for out of season. It's a pretty good reason for a foodie like me to spend weekend in shopping and cooking. My favorite food is Vietnamese spring rolls and every friend of mine, even my boss, loves them too. Sorry for no pictures because they vaporated so quickly before I had a chance to snap one. 


And you will find how strangely time passes on Sundays, before you realize, it's Monday again :(

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Đi du lịch một mình lần đầu cần chuẩn bị những gì?

1. Hãy photo giấy tờ tùy thân làm nhiều bản và mang ít nhất một bản bên mình. Đồng thời, cẩn thận hơn nữa, các bạn hãy gửi bản scan những giấy tờ này vào hòm mail cá nhân để có thể truy cập chúng ở bất cứ nơi đâu. Với những giấy tờ gốc, nếu khách sạn của bạn có két sắt hay tủ an toàn, các bạn có thể để chúng lại cùng tiền mặt, đồ giá trị khi đi ra ngoài. Nếu bạn ở những khách sạn nhỏ, hoặc ngủ chung phòng với nhiều người trong nhà nghỉ giá rẻ (hostel/dorm) các bạn hoàn toàn có thể nhờ nhân viên quản lý cất và bảo quản giùm. Việc làm này giúp bạn có sẵn giấy tờ tùy thân trong tay khi cần vì một số nước yêu cầu bạn phải trình passport để sử dụng các dịch vụ giải trí công cộng hoặc áp dụng các ưu đãi dành cho người ngoại quốc, mà vẫn đảm bảo an toàn cho những giấy tờ gốc.


2. Hãy lấy business card của khách sạn, của nhà hàng, của bất cứ dịch vụ nào bạn tham gia. Nếu bạn có bị lạc, bạn cũng không cần dựa vào trí nhớ để tự mò đường về. Việc với tay lấy một cái card không có gì là vất vả và khó khăn, nhưng sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, nếu chẳng may bạn cần tới nó trong những trường hợp phát sinh (tai nạn, say rượu, lạc đường,..). Hơn nữa, nếu bạn cảm thấy ổn với dịch vụ đã sử dụng, bạn có thể mang cái card đó về và đưa cho một người khác có thể sẽ cần dùng. Đây cũng là cách mình tổng hợp và so sánh các dịch vụ ăn uống để giới thiệu cho các bạn sau mỗi lần đi du lịch.



3. Cẩn thận trong việc chia sẻ thông tin. Với những người mới đi du lịch lần đầu, hoặc du lịch một mình, việc ham vui dễ dẫn tới những hậu quả khó lường. Nếu xem bộ phim Taken, các bạn sẽ biết nguyên nhân của việc hai cô gái bị bắt cóc khi đi du lịch là do cả hai đã chia sẻ thông tin về nơi ở, về lịch trình cũng như việc họ chỉ có một mình với một người lạ mới gặp ở sân bay. Các bạn gái có nhiều thứ để mất hơn là tiền, vì vậy hãy chia sẻ thông tin một cách thận trọng. Nếu các bạn chưa xem phim đó, hãy xem ngay để biết rằng, trong trường hợp may mắn các bạn còn trinh thì các bạn mới hên xui toàn mạng được 48 tiếng. Mà cuộc đời này xui luôn nhiều hơn hên :))



4. Chủ động trong việc chia sẻ thông tin. Cái mục này có vẻ như mâu thuẫn với cái mục trên nhỉ? Nhưng không hề đâu, mình muốn nhấn mạnh rằng hãy trao đổi thông tin với những người đáng tin cậy, đặc biệt là cha mẹ, người thân. Những ngày đầu mới đi du lịch trong nước, mình có thói quen cập nhật thông tin cho gia đình về lịch trình, ví dụ Con đi xe gì, biển số bao nhiêu. Con đi với ai, liên lạc bằng cách nào. Con ở tại nhà trọ tên là gì, địa chỉ ra sao... Tất cả những thông tin này đều nhằm phục vụ cho sự an toàn của các bạn, ngoài việc post lên công khai trên các mạng xã hội thì việc nên làm báo cho những người mà bạn thực sự tin tưởng. (Hơn nữa, với những bạn ở một mình, việc update stt là "Tôi đang đi chơi 10 ngày ở địa điểm abc" không khác gì nói rằng "Nhà của tôi đang không có người trông trong vòng 10 ngày, xin mời trộm ghé qua")
Mình chưa bao giờ lên tiếng ủng hộ Huyền Chíp hay đọc sách của bạn ấy, nhưng có lần mình đọc được một status của bạn ấy đại ý như thế này: bạn Huyền được nhận làm thư ký cho một người nước ngoài lớn tuổi, công việc là đánh máy lại văn bản cho người đó và được trả công. Đến ngày cuối, bạn Huyền có nhờ người đàn ông đó đưa ra sân bay, hay đại khái là tới một địa điểm nào đó. Trong chuyến hành trình, bạn phát hiện ra người đàn ông có những dấu hiệu đáng nghi và bạn này lập tức lấy điện thoại ra liên lạc với một người bạn thân. Huyền đã cung cấp thông tin cho người bạn đó, rằng Huyền đang đi xe gì, với ai, ở đâu, nếu trong thời gian là vài tiếng mà không thấy Huyền liên lạc lại, hãy chủ động báo công an. Người đàn ông đó đã buộc phải để Huyền xuống xe trong sự tức tối, nhưng Huyền thì may mắn sống sót. Mình cho rằng đó là thông tin quý giá duy nhất mình học được từ cô gái này, và đó quả thực là một cách xử lý hay trong bất cứ trường hợp nào. Dù câu chuyện có thật sự như vậy hay không ;)
 Nếu có một bạn rất đẹp trai rủ mình đi chơi đêm trong khi đi du lịch một mình, thì cách giải quyết của mình là gọi điện báo cho lễ tân khách sạn (chứ đừng có gọi cho bố mẹ nhé). Các bạn có thể yêu cầu dịch vụ Báo thức lúc 6-7-8h sáng, hãy lưu ý họ là nếu sau 3 lần gọi mà người đăng kí không nghe máy thì khách sạn có thể báo công an.



5. Kinh nghiệm của mình trong việc chọn nhà nghỉ khách sạn là hãy ưu tiên tiêu chí an toàn và sạch sẽ. Có nhiều lựa chọn không nhất thiết quá đắt tiền mới đáp ứng hai tiêu chí trên.
- Nếu ở dorm, các bạn hãy chọn những khách sạn có phòng dorm dành cho nữ hoặc nam riêng biệt.
- Đọc kĩ review và chú ý đến review của những người giống như bạn về độ tuổi, tiêu chí du lịch hay cùng mức chi tiêu.
- Chú ý đến địa điểm của nhà nghỉ, khách sạn, tránh chọn những nơi quá xa trung tâm hoặc quá vắng vẻ.
- Những nhà nghỉ có nội quy càng chặt chẽ thì càng giới hạn những vị khách khó chịu. Vậy nên nếu bạn cho rằng mình là một khách du lịch có văn hóa, thì những nhà nghỉ đó thực sự an toàn với bạn.


Một số hình ảnh tường thuật trực tiếp từ Penang, Malaysia: 







Trước đây Penang có khoảng hơn 40 bức tranh tường lớn nhỏ. Theo thời gian, phần lớn trong số đó đã hư hỏng nhiều, khách du lịch chỉ có thể tìm được khoảng 20 bức lớn còn đủ chi tiết, và các tác phẩm mới. Tuy nhiên, việc tìm các bức tranh lớn nhỏ giấu rải rác khắp Geogre Town để chụp ảnh cũng thú vị như đi tìm kho báu vậy, và hôm nay Hoàng Anh đã đạp xe 6 tiếng để chụp (gần) hết các tác phẩm như thế này. 4 tháng đi bộ ở Koh Samui không thấy gầy đi nhưng mà khoẻ lên, cũng tốt.
Malaysia là một nước có văn hoá đa dạng thể hiện rõ qua ẩm thực, kiến trúc, tín ngưỡng, một phần do chịu ảnh hưởng của các nước đế quốc trước khi thống nhất vào năm 1957, một phần do nguồn gốc dân cư. Tình cờ quay lại Malaysia sau đúng tròn 2 năm, mình sẽ tổng hợp lại thông tin và viết bài hướng dẫn du lịch trên blog, các bạn theo dõi nhé :-) 

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Đám cưới truyền thống của người Thái Lan.

[English below]
Đám cưới ở Thái Lan, cũng giống Việt Nam, đang được rút gọn và giản lược không ít. Phần nhiều gia đình chọn tổ chức ở khách sạn, có thể tiếp đãi thịnh soạn bạn bè lại làm đẹp lòng được quan viên hai họ. Nhưng nét đẹp của đám cưới truyền thống vẫn được trọng thị tại phần lớn các gia đình theo đạo Phật. Ngoài lễ xin dâu và ăn hỏi có phần giống với đám cưới ở Việt Nam, cô dâu chú rể sẽ trải qua hai nghi lễ cũng quan trọng không kém: đó là lễ chúc phúc của các nhà sư và lễ rót nước. Đây là thời điểm họ bày tỏ sự thành kính với cha mẹ, tổ tiên, bày tỏ nguyện ước kết đôi và hướng tới một tương lai hạnh phúc. Thời điểm diễn ra hai lễ này là trước khi nhà trai rước cô dâu về nhà.

Đầu tiên cô dâu chú rể sẽ thắp 2 ngọn nến trên ban thờ Phật

Mẹ chồng sẽ đặt MongKol lên đầu con dâu và tương tự, mẹ vợ sẽ đặt MongKol lên đầu con rể.
Mong Kol là chiếc vòng được kết bằng chỉ, được các nhà sư trì chú từ trước khi đám cưới diễn ra.

Nhà sư lớn tuổi nhất sẽ dùng cây quạt che mặt, thay mặt cả 3 vị sư, đọc những lời khân đầu tiên, đại ý diễn giải cuộc sống-hôn nhân-tình yêu

Một sợi dây chỉ được nối từ cuộn chỉ trắng, kéo qua tay ba vị sư và buộc trên ban thờ

Các vị sư sẽ nắm sợi chỉ này trong lúc đọc lời khấn, thay mặt cho cô dâu chú rể nói lên ước nguyện được kết duyên trọn đời

Cô dâu chú rể nhắc lại những lời vị sư nói, tương tự như việc đọc lời thề trong đám cưới phương Tây. Người giúp hành lễ sẽ đọc thay chú rể những đoạn chú khó phát âm.

Đạo Phật là đạo giáo phổ biến nhất và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân Thái Lan. Họ bày tỏ sự thành kính với các nhà sư như với cha mẹ của mình. Ngoại trừ cô dâu trong trang phục truyền thống, các vị khách mời cần hết sức chú ý cách ăn mặc phục sức để bày tỏ sự tôn trọng đến các nhà sư

Buổi lễ diễn ra trên nền tiếng  nhạc Khim - một nhạc cụ truyền thống của Thái, có âm thanh réo rắt như đàn tranh của Việt Nam.

Sau lễ chúc phúc, cô dâu chú rể dâng lễ cảm ơn tới từng vị sư, và chuyển qua phần nghi lễ rót nước. Cả hai được ngồi trên bộ bàn ghế truyền thống cho lễ rót nước (Rod nam sang), hai lòng bàn tay úp. Từng vị khách sẽ lấy nước thánh rót một nửa vào tay cô dâu, một nửa vào tay chú rể và gửi đến họ những lời chúc tốt lành.

Gia đình chú rể hết sức tò mò và hào hứng với nghi lễ này.

Bộ khay mạ vàng được sử dụng trong nghi lễ truyền thống
Theo tục lệ, lễ rót nước chính là giấy đăng kí kết hôn xác nhận cô dâu đã là gái có chồng, chú rể đã là trai có vợ

BLESSING FROM THE MONKS

You don’t have to be Buddhist to partake in the ceremony and, in fact, many Western couples choose to have a Buddhist wedding ceremony when they get married in Thailand. It is important to note that although monks may be present during part of the wedding day, a Thai wedding is essentially a non-religious affair and will usually take place in a private home belonging to a relation of either the bride or groom as opposed to a wat or temple. If monks are invited to attend the ceremony it will be to bless the couple and enable them to make merit.

For Thai Buddhists, it is widely believed that donating a merit gift (i.e.money) to the local wat (temple) will ensure a lifetime of love for the marriage. If the groom makes a generous donation to the local wat in the name of the bride’s parents, it shows great respect for both the bride and her family. In some instances, the couple may go to the temple rather than have the monks visit them, but donations and food will still be offered to the monks. If monks are present (there can be 3, 5, 7 or 9 monks), trays are usually placed in front of them to receive the envelopes containing the donations.

Making merit is important to Buddhists and it is particularly important on special occasions such as weddings. Inviting monks to the ceremony ensures merit because donations will be made to the monks. Another way that couples can make merit is by granting an animal its freedom. This is typically done by releasing a bird from a cage, or releasing a fish or turtle back into the water.

ROD NAM SANG

The water pouring (rod nam sang) is the most important part of the Thai wedding ceremony as during this part the couple officially become husband and wife. Traditionally, this ceremony was all that was required to validify the marriage. Of course, nowadays the couple are required to obtain a marriage certificate from the Amper or local registration office but still Rod nam sang plays an very important role in Thai weddings.

Before the water pouring can take place, the couple must seat themselves at the traditional water pouring tables and chairs, with the bride to the left of the groom. They will each have a ceremonial headdress (มงคล/Mong Kol) , made from one piece of cotton to signify the joining of the couple, placed upon their heads. The Mong Kol will have previously been blessed by the Buddhist monks earlier in the wedding.

The couple will be fully prepared for the water pouring to commence once they place both hands (palms together), overhanging the water pouring table and positioned above flowers that have been arranged in a water tray, to capture the water that runs off. Each of the guests in turn will take the ceremonial conch shell (สังข์รดน้ำ/Sang Rot Naam), which has been freshly filled with holy water from the Buddhist ceremony, and pour a half of water from thumbs to fingertips of the bride and the other half to the groom's hands while wishing the newly wed all the best wishes in their new life together.


Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Đến Thái Lan ăn gì?

Bài viết cộng tác với afamily.com

Ẩm thực Việt Nam và Thái Lan có nhiều nét tương đồng do có nhiều điểm chung về khí hậu, thổ nhưỡng và văn hóa. Tuy nguyên liệu chế biến khá giống nhau, cách chế biến của ẩm thực Thái Lan lại chịu ảnh hưởng từ nhiều nền ẩm thực khác nhau đặc biệt là Trung Quốc nên các món ăn được nấu khá mềm, nhừ hoặc nêm nếm đậm hơn Việt Nam rất nhiều. Nhưng không vì thế mà những món ăn ở đây lại trở nên kém hấp dẫn trong mắt bạn bè quốc tế. Đã thế lại còn rẻ nữa, 10 món dưới đây đều có giá dưới 50 baht, tức là khoảng 35k nhé cả nhà!!!


1. Pad Thai là món ăn biểu trưng cho văn hóa ẩm thực đường phố xứ chùa vàng. Pad Thai có nhiều điểm chung với món phở xào Việt Nam. Cả hai đều sử dụng giá sống, bánh phở, tỏi, ớt xào cùng nước tương và rau. Sợi hủ tiếu mềm, hơi dài  xào cùng tôm, trứng, đậu phụ với hương vị chua cay mặn ngọt tổng hòa một cách tinh tế làm nên hương vị đặc trưng cho ẩm thực Thái Lan. Cùng với Tom Yum, Pad Thai vinh dự nằm trong top 50 các món ăn ngon nhất thế giới.

Người Thái sử dụng nhiều hành tây và cần tây trong món nộm
2. Nộm là món ăn phổ biến thứ hai trên các đường phố Thái Lan. Cũng giống với nộm Việt Nam, các nguyên liệu được chan nước gỏi, được giã nhẹ tay hoặc trộn đều/bóp thấu nhưng phải làm sao cho không bị nát, làm cho các gia vị thấm đều vào nhau mà vẫn giữ được hương vị vốn có. Đặc biệt, phần lớn các món ăn của Thái được làm chua bằng chanh, chứ không phải bằng giấm hay các loại quả chua khác. Trái với vị cay nồng trong các món ăn khác của Thái, các món nộm Thái có vị cay nhẹ dịu từ tỏi và ớt khá dễ chịu nên được bày bán rộng rãi và chiếm được cảm tình của nhiều du khách


3. Cơm gà Hải Nam là ví dụ phản ánh rõ nét nhất nguồn gốc Trung Quốc của người Thái. Trong tiếng Thái món ăn này được gọi là khao man kai (ข้าวมันไก่) có nghĩa là cơm gà mỡ vì người đầu bếp ưa dùng các loại gia cầm béo để tăng tối đa lượng dầu mỡ chiết xuất được trong quá trình chế biến, nhờ đó làm món ăn thêm đậm đà. Món cơm gà Hải Nam của Thái Lan thường được trình bày với dưa leo và đôi khi là một miếng tiết gà, dùng kèm với một bát nước dùng nóng hổi.


4. Bò viên, cá viên, gà viên, lợn viên là một cách chế biến ẩm thực tài tình của người Thái. Không sử dụng quá nhiều bột mà thay vào đó, người Thái xay nhuyễn thực phẩm và nhồi thật kĩ để tạo độ giòn, đồng thời kết hợp chúng với nhiều loại rau gia vị khác nhau tạo nên vô vàn lựa chọn cho thực khách. Các xiên thịt viên như thế này được bày bán ở hầu hết các con phố, là món ăn khoái khẩu của học sinh và các bạn trẻ vì sự tiện lợi và sạch sẽ.


5. "Bánh xèo" hải sản là tên gọi vui cho món hải sản chiên phồng này. Hải sản tươi theo yêu cầu của khách hàng (tôm, mưc, hàu,... ) được đánh kĩ trong bột chiên và đổ vào chảo nóng. Bột chiên sẽ nhanh chóng phồng lên tạo độ giòn cho bánh, trong khi hải sản tươi ngon vẫn giữ được độ mềm và chín tới. Tiếng "xèo" hấp dẫn khi người đầu bếp đổ bột vào chảo dễ làm bạn liên tưởng đến món bánh xèo của Việt Nam. Người đầu bếp sẽ chờ tới khi bánh gần chín mới nhanh tay đập thêm một quả trứng nếu thực khách yêu cầu. Mùi vàng tươi của trứng, tiếng lép bép của dầu nóng và đặc biệt là mùi thơm của hải sản chắc chắn sẽ làm bạn phải dừng chân.

6. Cơm rang là một món ăn đánh dấu sự khác biệt giữa hai nền xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Thái Lan và Việt Nam. Nếu người Việt Nam tự hào với hạt gạo dẻo thơm, căng nhựa thì người Thái chinh phục thế giới bằng hạt gạo dài và tơi xốp. Cơm dùng được chế biến trong món cơm rang phải đảm bảo đủ tiêu chí không quá khô, không quá nát, từng hạt gạo còn nguyên hạt và ngấm đều gia vị. Dường như cho rằng món cơm rang chưa đủ hấp dẫn, người đầu bếp còn khéo léo trình bày món ăn này trong một lớp trứng tráng để mời gọi khách du lịch phải rút hầu bao ngay lập tức.


7. Đi chợ đêm và ăn quà vặt là một văn hóa ẩm thực thú vị của khách du lịch khi viếng thăm đất nước Thái Lan. Lí do thứ nhất là vì ở Thái Lan có rất nhiều chợ, đặc biệt là chợ đêm, vì người Thái có thói quen ăn tối muộn và thích mua đồ ăn sẵn hơn là tự nấu. Lí do thứ hai là các món ăn bán ở chợ đêm được chế biến theo cách truyền thống rất thơm ngon và hợp túi tiền. Có những món mà dù bạn có ăn no thì giá tiền cũng chỉ bằng giá tiền một bữa ăn trong nhà hàng. Hải sản nướng là một ví dụ. Còn gì hấp dẫn bằng việc hải sản nướng tại chỗ và nhâm nhi một chai bia lạnh sau một ngày thăm thú mệt nhoài nhỉ.


8. Từ Nam-tok trong tiếng Thái có nghĩa là "thác nước" được dùng để gọi món bún có nhiều điểm với món bún bò viên Nam Bộ này. Nước dùng được chế biến từ nước hầm xương, thêm lá húng tây và một số gia vị bản địa. Khi có khách hàng, chủ quán sẽ nhanh tay hoà một chút tiết tươi vào muôi nước dùng đang sôi sùng sục rồi nhanh tay chan vào bát bún đã để sẵn mấy viên bò bằng cỡ quả trứng cút cùng hành lá, mùi tàu thái rối. Ở một số vùng của Thái Lan, người dân nêm nước dùng hơi ngọt và ăn kèm với giá, rau sống như người Nam Bộ ăn phở. Quả là một sự giao thoa thú vị giữa hai nền ẩm thực Việt Nam và Thái Lan.


9. Thái Lan nổi tiếng với các món ăn chế biến từ côn trùng. Năm 2010 là năm đầu tiên món côn trùng của Thái Lan đứng chung với món trứng vịt lộn của Việt Nam trong bảng xếp hạng các món ăn kinh dị nhất thế giới do tờ báo Daily Mail, Anh Quốc thống kê. Chỉ cần dạo qua các con phố du lịch nổi tiếng như Siam, Silom, Khaosan các bạn sẽ được chào mời những khay côn trùng hấp dẫn như thế này. Nhưng đừng vội sợ hãi vì những chú bọ cạp này đã được chiên kĩ tới mức chẳng còn chút thịt nào bên trong,chỉ còn lại lớp giáp giòn và mặn mà thôi

 10. Thái Lan là thiên đường đồ tráng miệng. Dù ăn tối no đến đâu, bạn hãy dành dạ dày để nếm thử một vài món đồ ngọt ở đây nhé. Người bán liên tục chế biến ngay tại chỗ và phục vụ thực khách những chiếc bánh nóng hổi thơm ngào ngạt với đủ hương vị khác nhau như dừa nạo, kem trứng, khoai môn... Những chiếc "bánh căn" nhân ngọt xinh xinh như đồ hàng như thế này sẽ là kết thúc ngọt  ngào nhất cho chuyến du lịch chợ đêm của bạn :-)


Một số bài viết khác về du lịch Thái Lan

1. Gourmet : siêu thị thực phẩm lớn ở Bangkok http://hatmem.blogspot.com/2014/06/gourmet.html


2. Mua gì ở Bangkok

phần 1 : http://hatmem.blogspot.com/2014/04/mua-gi-o-bangkok.html

phần 2 : http://hatmem.blogspot.com/2014/04/mua-gi-o-bangkok-p2.html


3. Songkran - năm mới của người Thái : http://hatmem.blogspot.com/2014/04/on-nam-moi-songkran-cung-nguoi-dan-thai.html


4. Zone9 của Bangkok : http://hatmem.blogspot.com/2014/04/en-bangkok-choi-gi.html


5. Koh Samui - hòn đảo nghỉ dưỡng : http://hatmem.blogspot.com/2014/07/5-li-do-e-en-koh-samui.html


6. Du lịch bụi ở Bangkok


phần 1 : http://hatmem.blogspot.com/2013/07/thailand-on-shoestring.html


phần 2 : http://hatmem.blogspot.com/2013/08/thailand-on-shoesstring-part-2.html


7. Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật ở Bangkok http://blog.hatmem.com/2014/11/bangkok-art-and-culture-center-trung.html


8. Du lịch Huahin http://blog.hatmem.com/2014/11/du-lich-bui-o-huahin-thai-lan.html


9. Một vài khách sạn ở Bangkok http://blog.hatmem.com/2014/10/review-mot-vai-ia-iem-khach-san-o.html


10. Chaktuchak những ngày không cuối tuần http://blog.hatmem.com/2014/08/chaktuchak-yen-binh-nhung-ngay-khong.html


11. Các món ăn đường phố của Thái Lan http://blog.hatmem.com/2014/08/cac-mon-uong-pho-cua-thai-lan.html


12. Đến Thái Lan ăn gì http://blog.hatmem.com/2014/11/en-thai-lan-gi.html

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Khaosan - con phố không ngủ.

Khao San có nghĩa là gạo, từ khao trong từ khao niao có nghĩa là cơm.
Giống như Tạ Hiện ở Hà Nội hay Bùi Viện của Sài Gòn, Khaosan của Bangkok không hiểu từ bao giờ được ưu ái trở thành nơi tụ tập của khách du lịch thập phương. Không chỉ riêng con phố Khaosan mà cả các con phố xung quanh, cũng ăn theo lượng khách du lịch khổng lồ mà trở nên nhộn nhịp sầm uất. Người dân ở đây sống nhờ du lịch, nên lịch sinh học của họ cũng bị điều chỉnh theo những vị khách Tây balo. Nếu muốn ăn sáng, anh sẽ phải chờ đến 10h, hàng quán mới mở cửa. Các quán hàng rong sẽ mở sớm hơn, phục vụ những món Thái quen thuộc như mì nước, cơm rang, mì xào. Du khách phương Tây cũng thích thú với brunch hơn là breakfast hay lunch. Ở đây, nếu anh ăn sáng sớm hơn 9h, anh là người châu Á. Khaosan là con phố ngủ ngày-thức đêm.

Khaosan không gần bất cứ hệ thống giao thông công cộng nào. Muốn đến đây du khách chỉ có thể đi taxi hoặc tuk tuk

Cuộc sống ở Khaosan chỉ thực sự bắt đầu sau 8h tối khi taxi, tuk tuk từ mọi ngả đường chen nhau đưa khách lấp đầy 2 con phố Khaosan và Rambuttri. Những chiếc thùng đá đựng bia được đẩy ra vỉa hè như một tiếng kẻng vô hình báo hiệu bữa tiệc sắp bắt đầu và sẽ không kết thúc trước 12h đêm.

Bia ở Thái khá đắt đỏ, so với Việt Nam. Một chai bia có giá 70-110baht, tức là 50 tới 90k.
Nồng độ cồn cũng cao hơn nên nếu chưa quen thì lời khuyên của mình là hãy thử bia Leo chai nhỏ trước nhé.
Khaosan có đủ các dịch vụ giải trí mà du khách cần: các quầy hàng thủ công san sát nhau, những quán bia với màn hình cực lớn truyền hình trực tiếp các trận cầu nảy lửa, các quán bar sôi động và những xe đẩy đồ ăn giá bình dân. Người Thái quả là tài tình trong việc nắm bắt nhu cầu tiêu tiền của con người, và quả thực là dù có đi Thái bao nhiêu lần, cũng khó có thể từ chối lời mời chào ngọt và dai như kẹo kéo của họ.
Pad Thai - món mì xào hấp dẫn của Thái Lan
Dịch vụ kết tóc siêu nhanh
Niềm vui ở đây rất dễ mua. Chỉ cần một chai bia và một chút tiếng Anh bồi, anh có thể làm quen với tất cả những con người xa lạ từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây, cởi mở và chia sẻ những câu chuyện có một không hai, tạo nên bầu không khí nhộn nhịp sôi nổi lan truyền khắp cả con phố.
Các nhà nghỉ giá rẻ trên phố Rambuttri - con phố song song với phố Khaosan - mời chào khách du lịch bụi với mức giá dao động từ 150-30k/đêm. Khu vực Khaosan khá gần với chùa Vàng, ga Hualampong, Chinatown tuy nhiên lại khá xa trung tâm và di chuyển không thuận lợi như các khu vực khác, các bạn nên cân nhắc.

Một vài hình ảnh tại phố Khaosan:

Một quán bar biểu diễn nhạc sống ngay đầu phố.
Món mì/bún tiết Nám-tok này hơi giống bún bò viên trong Sài Gòn.
Một cửa hàng pad Thai rất đông khách ở cuối phố Khaosan, ngay vỉa hè cửa hàng Mc Donald
Sợi mì mềm, một suất nhiều rau, trứng, có giá 50 baht, tức là 35k. Thỉnh thoảng khách chờ đông tới mức phải xếp hàng. 

Nếu bạn muốn thử thì đừng ngại, họ đã chiên bọ cạp đến độ chỉ còn lớp vỏ giòn tan bên ngoài mà thôi. Các quầy hàng bán côn trùng như thế này sẽ đòi 10 baht phí chụp hình nếu bạn không mua đồ.
Nhà nghỉ Greenhouse trên phố Rambuttri với 2 khu vực nhà nghỉ dành cho 2 mức túi tiền khác nhau.
Em đến Khaosan không dưới 10 lần, lần nào cũng cảm thấy ngạt thở, có lúc vì thích thú, có lúc vì ngột ngạt quá. Cách đây 2 tháng em đi từ Samui về Bangkok trong chuyến xe muộn nhất. Trước nửa đêm được mấy phút, xe dừng ở bùng binh ngã 5 Khaosan, những tóc vàng trên xe, không lãng phí một giây, sà ngay vào những chằng chịt đèn bên kia đường. Tự nhiên em thấy mình khác họ, một mình một vali len lỏi qua những tiếng khề khà bán mua mà leo thẳng lên căn phòng quen thuộc, vùi mặt vào tấm ga giường sạch mà cảm thấy lâng lâng từ ái với chính mình. Tự nhủ là vì em đã coi Bangkok là nhà.


Đêm ở Khaosan có thể dài triền miên. Đo bằng những sủi bong bóng ục oạch trong những bồn bia cao ngất. Đo bằng tiếng bass dồn dập chát chúa không ngớt từ những quán bar. Đo bằng tiếng chào mời ngọng nghịu mới hôm qua còn hốc hác từ những chuyến tàu người từ Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia. Người bán tìm được khách hàng, người mua tìm được cái mình cần. Hỗn độn một cách hài hòa. Ồn ào một cách trật tự. Không ai nghe thấy tiếng thở dài.

Thật khó để cân đo đong đếm lợi ích mà du lịch đem lại cho Bangkok với những gì du lịch đã bóc tước đi ở thành phố này. Một người đàn ông dừng lại ngay trước mặt, em tưởng sẽ có một bàn tay chìa ra hoặc ít nhất là một ánh mắt van vỉ nhưng không hề. Người đàn ông chỉ buồn rầu nhìn đĩa thức ăn trên bàn, khóe miệng dưới bộ râu lâu ngày không cạo mấp máy một lời thì thầm không ai nghe thấy với một nhân vật không ai nhìn thấy. Rồi chen vào đám đông ma quỷ ngày Halloween. Chợt nhận ra em chẳng tử tế như em tưởng, chẳng rộng lượng, chẳng biết ơn. Ở đây, e nhìn thấy mình rõ nhất.


Một số bài viết khác về du lịch Thái Lan
1. Gourmet : siêu thị thực phẩm lớn ở Bangkok http://hatmem.blogspot.com/2014/06/gourmet.html

2. Mua gì ở Bangkok
phần 1 : http://hatmem.blogspot.com/2014/04/mua-gi-o-bangkok.html
phần 2 : http://hatmem.blogspot.com/2014/04/mua-gi-o-bangkok-p2.html

3. Songkran - năm mới của người Thái : http://hatmem.blogspot.com/2014/04/on-nam-moi-songkran-cung-nguoi-dan-thai.html

4. Zone9 của Bangkok : http://hatmem.blogspot.com/2014/04/en-bangkok-choi-gi.html

5. Koh Samui - hòn đảo nghỉ dưỡng : http://hatmem.blogspot.com/2014/07/5-li-do-e-en-koh-samui.html

6. Du lịch bụi ở Bangkok

phần 1 : http://hatmem.blogspot.com/2013/07/thailand-on-shoestring.html

phần 2 : http://hatmem.blogspot.com/2013/08/thailand-on-shoesstring-part-2.html

7. Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật ở Bangkok http://blog.hatmem.com/2014/11/bangkok-art-and-culture-center-trung.html

8. Du lịch Huahin http://blog.hatmem.com/2014/11/du-lich-bui-o-huahin-thai-lan.html

9. Một vài khách sạn ở Bangkok http://blog.hatmem.com/2014/10/review-mot-vai-ia-iem-khach-san-o.html

10. Chaktuchak những ngày không cuối tuần http://blog.hatmem.com/2014/08/chaktuchak-yen-binh-nhung-ngay-khong.html

11. Các món ăn đường phố của Thái Lan http://blog.hatmem.com/2014/08/cac-mon-uong-pho-cua-thai-lan.html

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites