About Me

This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Winter Farm Feast.

Photos by samuistudio.com taken with Sony a7
Event hosted by Rustic & Blue, Nimman soi 7, Chiang Mai.
Time & Date: 17:00-22:00 21st-22nd Nov, 2015
Location: Rustic & Blue Farm









Since we are travelling for two weeks more around Northern Thai, the video will be finished and added later when we're back to Samui. Meanwhile, enjoy these juicy delicious photos with us!










If you are in town, pay them a visit at https://www.facebook.com/pages/Rustic-Blue-Nimman-Soi7/327914024077108?fref=ts If you are interested in our photos, feel free to check our services HERE or contact US to get our travel schedule around Thailand in 2016!




Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

A hidden reggae bar in Choengmon


An intimate set-up for a surprise wedding  
It's said to be rain season and Samui has rained for FOUR weeks straight.  I mean mushrooms are adorable but I wish I were not them at all because I can't live without the sun and I can't bear high humidity. I hardly use the R word but in this case I have to admit that I was so close to moving to Bangkok (or anywhere else) for good.


Suddenly, the sun came back today with perfect autumn breezes and pleasant honey sunshine for the whole day since we woke up. After happily taking care of the laundry, we went to Choengmon, (one of) our favorite spot(s) to sunbathe, have a Thai massage and test Matt's new camera as well to celebrate. This area is just as enjoyable as any other bustling beaches. There are many bars and restaurants both on the beach and on the main road, so you’ll be sure to find something for your taste.


Lately we are working on the idea of helping people arrange their elopement, which was seeded from the conversation with Chu and trying hard to bring that idea to life. This is one of the venues we pick for our first couples. Even if you are not gonna say "I do" here, keep reading because it's still worth a visit. Don't forget to bring your swimsuit, hats and suncream.   
Fun is easy to buy. 

  All types of entertainment: Guitar, hammock, juice, salt water and winds. Massage next door, 300Baht per person. With premium coconut oil.

 Sip on a cocktail or local beer on the beachfront and watch as the sun sets behind the island, casting brilliant reflections over the water.

Lock his heart and write down your name on it. 

Heaven ahead.
Matt always has Kluoi pan, which is banana smoothie in Thai, me is Tang-mo pan, which is water melon shake, but they have Chang, Singha, Mojito, Sex on the Beach... (you name it), tooo

Location: Follow the main road 3km from Big Buddha toward Plai Laem to the east you will find Imperial Boat house. Take the first left turn at the corner, go straight inside for 500meters to reach Honey seafood. You can park your vehicles there and enjoy the most simplified complex of food, beverage, massage and water sports. Enjoy!!!


About the closest beach - Bangrak, where Choengmon is located: As a favorite drop-off point for those traveling by boat to full moon parties at Koh Phangan, it has long been the hangout for younger travelers. There is, however, plenty to see and do regardless of your age or budget, from wandering down the beach in the morning and watch the Big Buddha statue to the east, or going out to the bars and restaurants in the evening.. The calm waters of Bang Rak are also good for a morning swim, a great way to get started for the day. If you’re not a fan of hotel breakfasts, walk back from the beach along the main road to find small cafés and eat as the locals do.

P/S: If you are going to stay in the area, my one and only recommendation is The Nest boutique villa. Spacious, clean and safe room, chic-designed furniture, excellent service, informative hosts for less than 40$ icl. breakfast. Others may offer cheaper, lower price and unguaranteed quality but The Nest is real value :-)


Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Featured in Cable TV Thailand

[English below]

Hành trình tham quan, khám phá đảo Koh Phangan với những người bạn được phát sóng trên truyền hình Cáp của Thái Lan. Sau khi xem lại từng thước fim là cảm giác Rất nhớ những ngày tập sự ở Đài, rất ngứa tay viết kịch bản và không bao giờ ngại nói trước máy quay!!!  
Đặc biệt là nhân dịp nói về ẩm thực, thì anh host có hỏi là người Việt nam có ăn thịt chó không. Mình trả lời là Có, ăn thịt chó, thịt mèo, thịt rắn, ăn hết... Thực ra vấn đề này được đem ra mổ xẻ nhiều rồi, và nhiều người lập luận rằng ăn thứ thịt ấy là hạ đẳng, kém văn minh, làm xấu hình ảnh người Việt Nam trong mắt người nước ngoài, thế nhưng em thấy chả làm sao. Ẩm thực đi cùng lịch sử, cũng như các giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, xã hội khác, đơn giản như gười dân Ấn Độ không ăn thịt bò hoặc người Hồi giáo không ăn thịt lợn vậy, chẳng việc gì phải hoang mang hay cảm thấy bị đả kích khi làm một chuyện mà không một "người da trắng văn minh" nào làm. Ai thích ăn thì ăn, đừng ăn rồi chọc tức phe còn lại, ai không thích ăn thì thôi.. không ăn, đừng buông lời chê trách phe còn lại. Nếu chỉ toàn nhìn thấy những xung đột về suy nghĩ, sắc tôc, văn hóa, tôn giáo thì cuối cùng, miếng ăn, hay lá cờ Pháp mới đổi trên ava giữa tháng Mười một kia hay bất cứ miếng mồi gì khác cũng chỉ là cái cớ để người với người làm tổn thương nhau. 



smile emotico

Our trip to Koh Phangan last month with amazing Kuhu Linking team. At 00:23:00 is the host, P Otto, speaking Vietnamese and me trying to speak Thai. He asked what Vietnamese people eat and I said Dogs, cats, snakes and so on. I used to look at it as a mean joke but now I don't mind people bringing up such topic. Because I don't feel any less civilized eating any of those. I never question why Muslims don't eat pork or why Indians don't eat cow. I understand deeply that a nation's cuisine is a part of the culture which has rooted through thousands year history, and I should never feel ashamed about that. The rest is us having fun on one of the most beautiful tropical heaven islands wink emoticon
Enjoy the nature with us, and I hope you don't mind the long advertisement in the middle!
Part 1: https://www.youtube.com/watch?v=wLUJTadH0fE

Part2: https://www.youtube.com/watch?v=qewDVR29uhU 

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Đi Thái ăn gì?

Kway teow


Sự pha trộn ẩm thực các vùng miền ở Thái Lan thực ra độc đáo hơn nhiều người nghĩ, mỗi nơi một đặc trưng nổi bật không miền nào giống miền nào, không "lai" đồ ăn miền khác. Miền Bắc Thái có đồ ăn của người I-san chua cay (một bát nộm 8 quả ớt, một bát canh cá 12 quả ớt, một đĩa thịt rang 10 quả kèm tiêu xanh), miền Nam (bao gồm đảo Samui) đồ ăn ảnh hưởng từ Malay với các món chế biến tại chỗ ăn kèm cơm nóng, cà ri các loại, nhưng người Thái biến tấu đi bằng cách thêm cốt dừa béo ngậy và giảm bớt các gia vị mạnh nên không còn hương vị nồng đậm như cà ri Ấn. Thủ đô Bangkok là nơi giao thoa giữa các luồng ẩm thực truyền thống với vô số các tiệm ăn tinh hoa nhưng thật tiếc là chỉ có một số ít món khách du lịch biết tới. Cùng một khối lượng hương liệu và gia vị nhưng cách chế biến của người Thái lại khác hẳn Việt Nam, không biết phải nói là bên nào ngon hơn bên nào. Cũng dễ hiểu khi ẩm thực Việt Nam và Thái Lan luôn nằm trong top những nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới. 


Sinh ra rồi sống ở hai đất nước đồ ăn ngon nhất thế giới nên em béo là chuyện đương nhiên :))) 

Ở Việt Nam, hàng nào nấu đồ gì, chủ hàng theo một tấm biển dễ thương "Ở đây có bán bún bò giò heo" khách đi qua ngó thấy ưng cái bụng thì vào ăn. Ở Thái Lan, người ta ít treo biển. Khách ngó vào cửa hàng khơi khơi thấy đầu bếp có gì, là biết cửa hàng bán món đó, khỏi cần biển. Cửa hàng Kwayteow thì có thùng nước lèo to bự với dăm túi mì các loại, cửa hàng cơm nóng cơm đĩa thì có đĩa cá chiên, cục thịt quay với rau thơm các loại, cửa hàng cơm gà thì có con gà treo lơ lửng ngay trước mặt đầu bếp. Ở Thái Lan đủ lâu là biết nhà hàng nào có cái cối đá, ắt bán somtam, mà có thêm khay than phía ngoài thì không thể không có gà nướng, cá nướng. Người Việt Nam mình biết đến Thái Lan qua các group tour, bị nhồi trong xe bus kín mít, chạy long sòng sọc khắp nơi rồi đổ vào Big C mua sắm, mua sắm chán thì qua ăn buffet "bình dân" nên khó cảm nhân được những nét khác biệt của thành phố Bangkok nói riêng và đất nước Thái Lan nói chung, trên nhiều khía cạnh chứ không chỉ riêng có ẩm thực. Cũng như khách nước ngoài đến Việt nam thường tìm hỏi Phở, Bánh mì, Bún chả chứ không biết đến Cháo sườn, Bún ốc, Bánh giò, Miến lươn và hàng trăm những món ăn tuyệt vời khác. Bài viết này mình liệt kê những món ăn mà mình đã rất trân trọng trong hơn 1 năm sống tại đất nước xinh đẹp này, những món ăn mình ăn hàng ngày, như người Thái. Bạn nào có dịp đến Thái Lan, hãy sử dụng như một gợi ý đáng tin cậy để bắt đầu tìm hiểu ẩm thực nơi này nhé


Trà sữa- Cafe đen đường- Trà chanh- Cafe sữa là những món đồ uống Thái Lan không thể bỏ qua.
Tuyệt đối phải thử! 
Rad na - fried Thai-style noodle in thick gravy
Mì chiên chan sốt thịt lợn rau cải.

Chok sai khai
Cháo trắng thịt xay ăn kèm trứng lòng đào

Pad kung keeng moo krob
Thịt lợn quay rang cùng cà ri Thái, ăn kèm cơm nóng và trứng rán

Cơm đảo ruốc tôm, ăn kèm trứng rán, xoài xanh thái sợi, đậu đũa, dưa chuột, hành củ, ớt tươi thái hạt lựu, và thịt ba chỉ rang ngọt. Món này em phát hiện ra Big C Siam nấu CỰC KÌ ngon. Giá mềm luôn 50Baht/đĩa, chị em nào đi Big C mua đồ nhớ vào khu Food Court trên tầng mà ăn thử.

Masaman curry
Cà ri đỏ của Thái, không cay mà béo béo vì nấu bằng cốt dừa, cùng thịt bò/gà, khoa tây, hành tây thơm ngọt
Photo courtesy: samuistudio.com

Kang kiew wan
Cà ri xanh của Thái, nấu cùng thịt gà, cà tím, lá húng quế và nước cốt dừa, mang một hương vị nhiệt đới khác hẳn với cà ri đỏ 

Ka nom jeen
Bún chan cà ri cay ăn kèm "buffet rau" 

Hormok Thalay

Hải sản bọc kín cùng dừa non, bột cà ri và trứng xay mịn nướng. 

Yum Pla duk fu
Nộm cá trê chiên xù với nước mắm xoài chua và hành củ xắt nhỏ

Goong ob woon sen
Tôm miến nướng niêu đất

Kể ra sơ sơ vài món vậy để mọi người thưởng thức, ai có món gì hay thì comment để cả nhà cùng thử nhé. Yêu ;)

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Vui thôi, đừng vui quá (1)


Gần đây mình có một suy nghĩ là có nên bỏ facebook không. Không phải bỏ theo kiểu trai gái giận dỗi nhau rồi dọa bỏ nhau, mà là kiểu đã yêu nhau đến no xôi chán chè rồi không còn nhìn thấy nhau tươi non hấp dẫ nữa thì bỏ. Ngày xưa cô Tấm nhặt đậu bằng tay tưởng rụng cả tay thì ngày nay việc lọc những câu chuyện hay và đẹp khó không khác gì nhặt đậu bằng đũa, mệt mỏi hơn nhiều. Khổ nỗi là mình nói dỗi như vậy đã vài lần chứ không ít, tạm lánh xa facebook vài lần từ thuở vẫn còn Yahoo 360, liệu vẫn với lí do cũ, người người nhà nhà vẫn phải bận bịu với cơm ăn nước uống, ảnh tự sướng, những câu tuyên ngôn chẳng rõ là mượn từ đâu, rồi chuyện từ cơ quan đến phòng ngủ, với đủ loại ngôn từ thô tục lẫn văn minh, có làm mình tạm biệt được hẳn đứa con quá cám dỗ của anh Mark thần thánh hay không đây?

Rồi mình lại tự hỏi mình, liệu có phải cái sự giận dỗi này lại là một nỗi lãng mạn thị thành hay không. Mình luôn nhận mình ở "phía bên kia" của những bất công xã hội mà mình ngày ngày vẫn đau đáu tiếp cận.  Thỉnh thoảng mình vẫn bặm môi (và cả đấm tay) bất lực khi đọc những dòng tin "chính trị" lạc lõng facebook, một lời góp ý chân thành không được lắng nghe, một nỗi bức xúc của chung nhưng cũng chẳng là của ai, để bùi ngùi nhận ra một sự bất mãn của ngày hôm nay không làm thay đổi hành động của ngày mai. Người ta chỉ viết cho hả hê giây phút đó, rồi nhấn những dòng đó ra xa bằng trăm ngàn những chuyện về cơm ăn nước uống, ảnh tự sướng, những câu tuyên ngôn chẳng rõ là mượn từ đâu, rồi chuyện từ cơ quan đến phòng ngủ, với đủ loại ngôn từ thô tục lẫn văn minh hàng ngày. Mình đã cố gắng để thay đổi được một cái gì đấy, mà không thành, nên mình dỗi.

Bạn bè lúc nào cũng thấy mình vui vẻ, kì thực không phải là không biết buồn, mà là vì rất giỏi vui. Rất giỏi tìm niềm vui trong mọi việc, và giỏi là do ý thức chứ không phải tự nhiên mà có. Mình nghĩ rằng, "Dù là người vui vẻ đến mấy, nỗi buồn vẫn sẽ thỉnh thoảng ghé qua. Nếu không muốn nỗi buồn ở lại quá lâu, thì đừng tạo một căn phòng cho nó". Hãy lấp đầy những trống rỗng vô hình bằng một thói quen tích cực: đi bộ, đọc sách, nghe nhạc hoặc xem fim, chụp ảnh, nướng bánh, chăm tỉa cây trồng, ngắm nhìn hoàng hôn. Những việc đơn giản như hít vào-thở ra đó lại chính là thói quen giúp chúng ta sống tích cực hơn. Trước đây mình có thói quen lên facebook tìm những dòng chia sẻ của bạn bè và thấy vui khi đọc nhưng giờ thì chịu, mình sợ và mình ngấy với những status cơm ăn nước uống, ảnh tự sướng, những câu tuyên ngôn chẳng rõ là mượn từ đâu, rồi chuyện từ cơ quan đến phòng ngủ, với đủ loại ngôn từ thô tục lẫn văn minh lặp đi lặp lại. Buồn nhiều hơn vui, mà mình thì tránh xa những thứ làm mình buồn, thế thành ra là mình có thêm một lí do để bỏ facebook.

Rất may, Facebook chỉ là một xã hội (ban đầu mình viết "mạng xã hội nhỏ" nhưng chợt nhận ra chả nhỏ tẹo nào), ngoài Facebook ra, internet còn có Blog, Twitter, Instagram và ti tỉ những xã hội ảo chưa kịp biến tướng. Hi vọng những bạn bè sẽ lại tìm thấy mình ở đây, như luôn luôn, chỉnh tề, lãng mạn và nhất quán hơn. Sau rất nhiều những bài viết, những pageviews, thì chưa có lúc nào chúng ta bắt chuyện với nhau một cách thật tử tế và mình chưa có dịp nói lời cảm ơn. Hôm nay ở đây mình trinh trọng tuyên bố Xin cảm ơn và Chào đón các bạn đến blog Hạt Mềm :p


8th Nov 2015 @ Bang Por

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Mùa đông thứ hai xa Hà Nội.


Mình không phải không thích lạnh, mà là không thích sự chây ì của chính mình khi trời lạnh. Nhớ những sáng 7h dậy vén rèm nhìn ra một bầu trời xám xịt, gió đay nghiến từng cơn qua cửa sổ mà nản. Ngày bắt đầu từ 11h trở đi, nên cộc lốc và gấp gáp. Mình chả bao giờ làm được cái gì nên hồn vào những sáng mùa đông.

Tiếp nữa, mùa lạnh mình không có quần áo đẹp, nếu đẹp thì không ấm, nếu ấm thì khó đẹp, nên hoặc là đẹp nhưng dễ ốm, hoặc là ấm nhưng mà ục ịch béo xấu. Càng có lí do để không ra ngoài đường! 

Hà Nội có nhiều kiểu rét, có kiểu đáng yêu, như cái rét của sáng sớm mùa hạ. Tầm 5h dậy đi tè, nắng mới lên chưa kịp kéo cho sương tan đi, khiến đứa nào cũng rùng mình khi đặt mông xuống bệ xí. Nhưng cái rùng mình đấy dễ chịu hơn tỉ lần cái cảm giác rùng mình khi đặt mông xuống bệ xí mùa đông. Bao nhiêu năng lượng như thể bị kéo tuột ra ngoài :)) 

Và mùa đông thì hay làm mình béo. Đường phố Hà Nội nhộn nhịp hơn vào mùa đông, nhất là các buổi tối. Quà Hà Nội mùa đông kể ra thì vô vàn, bánh khúc, quẩy nóng, bánh tiêu, chè trôi tàu... Các thức này có quanh năm, nhưng ăn vào mùa khác thì vô duyên tợn. Kiểu như mùa xuân thì ăn bánh mứt, mùa hè ăn chè, mùa thu ăn cốm, còn mùa đông, ăn tất cả mọi thứ. Ôi chao mùa đông!!! 

Hai cái lợi duy nhất của mùa đông mà mình đúc kết ra là da dẻ, tóc tai sẽ đẹp. Ở một đất nước nhiệt đới độ ẩm cao quanh năm thì mái tóc nhẹ nhàng bay bay trong gió hay một làn da hơi hanh hao là chuyện gần như không tưởng. Mấy năm mình dậy thì, mùa hè nào cũng là cả một cuộc chiến, mùa đông là khoảng nghỉ hiếm hoi để mình có niềm tin là da mình sẽ có ngày được đẹp. Mình nhớ hồi tóc dài, tóc được giấu trong ngàn lớp áo mũ, chỉ đến khi nào đi ngủ mới xoã ra. Cái cảm giác lành lạnh khi từng lọn tóc đổ xuống vai xuống gáy đưa người ta vào giấc ngủ nhanh không tưởng. Dù chả có bàn tay nào vỗ về nơi đó.

Cái lợi thứ hai, đương nhiên là có cớ để có người yêu. Uh thì tay lạnh, cần có bàn tay khác nắm vào, lưng lạnh, cần có một bộ ngực tựa vào, và uh thì nói chung chỗ nào cũng lạnh nên cần một tấm chăn 37 độ đầy đủ chức năng sưởi ấm, hát múa và đưa em đi chơi đi cho tiện. Được không, các người tình mùa đông? 

Ở đây, một hòn đảo chẳng bao giờ rét, thịt da trải qua 24 mùa đông Hà Nội tự nhiên thấy nhớ, chả cần ai dạy cũng biết là mùa đông đang về.





Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

4 món ăn không thể bỏ qua khi đến Bali

Bài viết cộng tác với Travellive mục: Du lịch ẩm thực - Số: 15/10
Nền văn hóa Hindu giáo phong phú kết hợp với tín ngưỡng đa thần ở Bali đã thành nguồn cảm hứng của nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có ẩm thực. Các đặc sản Bali luôn nổi bật với hương liệu và gia vị địa phương, thường được dùng để dâng thần linh trong nghi lễ tôn giáo, giờ đây được phổ biến tới du khách như một niềm tự hào của hòn đảo du lịch lớn nhất Indonesia này.

Babi Guiling - Lợn sữa quay



Babi Guling là món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ lớn của người dân Bali. Món ăn này bao gồm cơm trắng ăn kèm với thịt heo sữa quay, các rau củ gia vị bản địa và nước tương cay đặc trưng. Chủ nhà hàng Ibu Oka, nhà hàng lợn sữa quay nổi tiếng nhất vùng Ubud, chia sẻ, lợn sữa dùng để quay không hề bé nhỏ như nhiều người tưởng tượng mà có thể đạt tới trọng lượng 70 kg, miễn là chúng được chăm sóc theo chế độ và nguồn thức ăn sạch để cho ra chất lượng tuyệt hảo. 
Theo truyền thống, lợn được làm sạch từ sáng sớm để chủ nhà có thể kịp phục vụ khách khứa vào bữa trưa. Đầu bếp sẽ xát nghệ toàn thân lợn để phần bì có được màu vàng óng như mật khi nướng, phần bụng được nhồi với hỗn hợp rau mùi, sả, lá chanh, lá salam, ớt, tiêu đen, tỏi, gừng, riềng... Cả con lợn được giữ trên than hồng bằng những cọc gỗ lớn, được những thanh niên lực lưỡng liên tục quay tròn thật chậm để đảm bảo thịt vừa chín tới, các loại gia vị thấm đều, đặc biệt là lớp bì phải thật giòn tan, béo ngậy mà không ngấy. Thỉnh thoảng anh đầu bếp lại nhanh tay vẩy một chút nước vào đám củi đang cháy dở để món ăn có một chút vị ám khói khác hẳn với món lợn quay hoặc lợn chiên ở các nơi khác. Đây có lẽ cũng chính là phần hấp dẫn nhất trong món Bali Guling truyền thống.

Hãy tưởng tượng sau bao háo hức đợi chờ, một đĩa thịt lợn sữa quay được dọn lên, đầy màu sắc và hương vị, với màu mật ong óng mượt của lớp bì giòn, màu trắng của gạo, màu xanh của nước tương cay đặc trưng cùng hương thơm của các loại gia vị gừng, sả, tiêu và ớt. Và xin đừng ngần ngại thưởng thức bằng tay theo đúng truyền thống mà người dân địa phương vẫn duy trì cho tới tận bây giờ.
Bebek Betutu - Vịt hầm 
Bebek Betutu là món ăn nổi tiếng về sự cầu kì. Đến nỗi, trước khi trở nên phổ biến tại các nhà hàng dành cho khách du lịch, món ăn này đòi hỏi thực khách phải đặt trước với đầu bếp ít nhất một ngày. Giống vịt được chọn phải là vịt địa phương, quanh năm ăn mót thóc lúa từ những ruộng lúa thơ mộng của vùng Ubud. Vịt sau khi được làm sạch sẽ được tiếp tục chà xát với me nhuyễn và muối để làm sạch mùi hôi sau đó đầu bếp nhồi trứng, lá sắn cùng hỗn hợp gia vị đặc biệt có tên "Bumbu Rajeng" để tạo nên hương vị đặc trưng của món Bebek Betutu. Những chú vịt này để được ướp gia vị từ 8-10 tiếng trước khi đầu bếp khéo léo gói chúng trong vỏ trầu và hầm cho tới khi thịt chín mềm và rời khỏi xương. 
Khay 3 món chấm ăn kèm món vịt
Có lẽ sự cầu kì ngốn thời gian này chính là bí quyết đã làm nên một phần của ẩm thực Bali qua món ăn "lạ miệng". Hiện nay trên cả Bali, số nhà hàng phục vụ món ăn này cũng chỉ được đếm trên đầu ngón tay và phần lớn trong số đó đều có tuổi thọ hơn ba thập kỉ. Cùng với Bebek Betutu là một biến thể khác cũng được yêu mến không kém, đó là món vịt chiên giòn Bebek Goreng. 

Sate - Thịt xiên nướng

Naughty Nuri - một nhà hàng được yêu thích bậc nhất với món thịt nướng

Nền ẩm thực quốc tế từng chứng kiến nhiều sự giao thoa ẩm thực xuất sắc, và món thịt xiên nướng của người Bali có lẽ nên được vinh danh là một trong những món ăn quốc tế phong phú nhất. Những nền ẩm thực khác nhau cho ra những hương vị nồng đượm văn hóa, đặc tính khí hậu và văn khóa khác nhau và ở Bali, thực khách có thể tận hưởng những xiên thịt nướng ngọt ngào giàu hương vị bậc nhất. 
Người dân Bali thường ăn Sate trong những bữa tiệc lớn, khi chủ nhà và khách ngồi xếp bằng quanh “mâm cơm” được làm từ những bẹ chuối nối dài với nhau. Cùng với Sate là cơm rang, món nộm giá, bánh phồng tôm và những hạt đậu tương nướng giòn. Đến với món ăn này, một đầu bếp khách sạn năm sao hay một anh bán hàng vui tính ngay vỉa hè  đều mang đến cho thực khách một niềm hào hứng chung khi liên tục nhúng những xiên thịt vào trong khay nước tương ngọt và khéo léo nướng trực tiếp trên than hồng. Một vài nhà hàng phục vụ nước chấm ăn kèm giống như hỗn hợp trộn sử dụng ở món Babi Guiling và Bebek Betutu, có nơi thêm thêm thảo quả, quế và hạt thì là, có nơi lại nghiền lạc thành tương ăn kèm để tạo nên mùi vị riêng biệt. Thế nhưng với những cái bụng đang đói cồn cào mà ngửi thấy mùi đường cháy, lại thêm những làn khói bốc lên sau những tiếng xèo xèo mời gọi, thì chớ "hoãn cái sự sung sướng đó lại. Hãy tự thưởng cho mình một xiên Sate hay bất cứ một món nướng nóng sốt trên vỉ nướng sau một ngày dài lang thang khắp những con đường lãng mạn của Bali!
Masakan Padang - Cơm chọn món
Một đĩa cơm của tôi có món bò kho, cánh gà chiên, cà ri và rau luộc.

Padang là tên một ngôi làng của người Minangkabau ở Tây Sumatra, Indonesia và Masakan Padang được hiểu là món ăn của làng Padang. Hầu hết người Minangkabau là người Hồi giáo, ẩm thực Minangkabau được chế biến dựa vào chế độ ăn uống nghiêm ngặt không có thịt lợn. Tuy nhiên khi tới Bali, bạn sẽ chứng kiến một sự giao thoa và thăng hoa ẩm thực khi thấy người dân ở đây chế biến khéo léo các nguyên liệu thịt bò, trâu, dê, thịt cừu, thịt lợn, thịt gia cầm và cá, bao gồm bộ phận nội tạng một cách đầy hương vị. 
Ẩm thực Padang là minh chứng của ảnh hưởng ẩm thực Đông Ấn Độ và Trung Đông trong ẩm thực Indonesia với các món ăn được nấu trong nước sốt cà ri dừa sữa sệt và sử dụng rất nhiều hỗn hợp gia vị. Các món ăn được chế biến thay đổi hàng ngày, và menu không gì khác chính là những món ăn đó được bày trong tủ kính. Các thực khách chỉ việc lướt qua là biết được nhà hàng đó có món mình yêu thích hay không. Nếu còn phân vân, người phục vụ sẽ giới thiệu hoặc giúp bạn chọn các món ăn được yêu thích như Rendang - thịt bò kho cay, gà chiên, cà ri cá và tất nhiên là sambal, một loại nước sốt cay phổ biến tại Bali. Tất cả các món ăn sẽ được nhanh chóng dọn ra kèm với cơm nóng. Rau ăn kèm chủ yếu là lá sắn luộc, hoặc  mít non và cải bắp ăn cùng sốt cà ri. 
Xin bạn đừng ngạc nhiên khi các nhà hàng Makasan Padang đưa cho bạn  Kobokan,  một bát nước với một lát chanh trước khi dọn đồ ăn ra bàn. Nước này được sử dụng để rửa tay trước và sau khi ăn bởi theo cách truyền thống, người Bali sẽ chỉ dùng tay không để bốc thức ăn. Nếu bạn không thoải mái ăn bằng tay trần, hãy lịch sự đề nghị dĩa và thìa. Đến đây, hẳn bạn đã thấy sự khác biệt trong phong cách ẩm thực Bali, ngay từ trong cách ăn?

-----------------------------------
Thông tin thêm:+ Đọc thêm các bài viết về du lịch Indonesia tại ĐÂY
+ Bali nằm ở phía đông của Indonesia & cách thủ đô Jakarta hơn 1.000km về phía Tây. Với diện tích khoảng 5.632km2 và dân số hơn 3,15 triệu người, đây là một trong những hòn đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới.
+ Bali quá nổi tiếng với nhiều danh hiệu như “đảo hòa bình” (Island of Peace), "Bình minh của thế giới” (Morning of the World). Thế nhưng cái tên "đảo của những vị thần linh” (Island of Gods) có lẽ gắn liền với tôn giáo đa sắc màu nơi đây. Du khách sẽ cảm nhận phần nào “sự đa sắc màu” đó qua nghệ thuật ẩm thực độc đáo của Bali.

Các đồ uống phải thử khi đến Thái Lan


1. Kem dừa (phát âm ice cream ma-prao) là món được các khách du lịch rỉ tai nhau khi tham quan chợ cuối tuần Chaktuchak. Lí do là sau những giờ shopping nóng và mệt thì không ai có thể từ chối khi những xe kem hấp dẫn này vẫy gọi. Chỉ chờ bạn gật đầu, người bán hàng sẽ nhanh tay bổ đôi quả dừa, rút hết nước và dùng ngay nửa quả dừa đó làm cốc đựng kem. Kem dừa được làm từ nước cốt dừa nên mềm mịn và béo ngậy sẽ được trang trí bằng cùi dừa tươi, lạc, hoặc một số loại hoa quả khô tùy lựa chọn. 


2. Cafe đen (phát âm Ô-liêng) khác với món cafe đen đá của Việt Nam, người Thái uống cafe rất loãng. Món đồ uống khoái khẩu của người Thái mỗi sáng là Ô-liêng, chính là cafe đen với đường. Nếu có dịp ăn sáng với cơm gà và Ô-liêng, bạn đã được coi là người Thái chính hiệu rồi đó. Ngoài ra, cafe sữa (thực ra là sữa-cafe mới đúng) cũng là một món đồ uống rất hợp cho những bạn thích cafe mà không uống được nhiều cafe, như mình!

1. Cha nom yen 2. Olieng 3.Cha manao 4. Cafe boran

3. Trà sữa (phát âm Cha-nom-yen) đang làm mưa làm gió tại khắp các cửa hàng giải khát Việt Nam là món không thể bỏ qua khi các bạn du lịch Thái Lan. Với màu cam đặc trưng từ hồng trà pha với sữa, mà phải là sữa bột, sữa đặc và bột sữa nguyên kem để tạo nên vị béo ngậy của sữa mà không mất đi vị trà đặc trưng. Một số cửa hàng dành cho teen có thể cho bạn lựa chọn trà sữa trân châu hoặc thạch các loại, tuy nhiên món trà sữa "truyền thống" của Thái thì chỉ gồm trà và sữa mà thôi. 

4. Trà chanh (phát âm Cha măn-ao)
Trà chanh cũng có màu cam do được hãm từ hồng trà/hong cha. Sự khác biệt của đồ uống này với món giải khát cùng tên có tại Việt Nam đó là trà chanh của Thái Lan có màu cam do được hãm từ hồng trà. Cùng với đó, loại chanh để pha với trà lại là chanh giấy, loại chanh chua gắt, tép nhỏ và ít hạt giống như chanh ở Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam, nên trà chanh Thái có vị chua gắt và vị chát rất rõ rệt của trà chứ không ngọt dịu và chát nhẹ như trà chanh mà các bạn có thể tìm thấy ở các con phố Nhà Thờ, Đào Duy Từ. 
Trà sữa và trà chanh đều dùng trà đỏ Thái Lan 

5. Dừa nướng (phát âm Ma-prao páo) có thể được coi là đặc sản của Thái Lan vì hương vị có một không hai của nó. Ngoài gạo, dừa là niềm tự hào thứ hai của đất nước Thái Lan, ẩm thực của Thái Lan sẽ mất đi rất nhiều hương vị nếu không có dừa. Và người Thái Lan uống nước dừa theo kiểu của họ: nướng! Quả dừa được lột bỏ cùi và nướng than trong một thời gian nhất định để phần nước dừa bên trong cô đọng lại, thơm ngọt hơn và đặc biệt là béo ngậy do dầu dừa tiết ra. Một trái dừa nướng bán trên đường phố Bangkok có giá dao động từ 30-50baht. 

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites