(anh
Trần Đình Ngân viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010 - st)
Tôi
có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khỏe mạnh,
cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan
Phù Tiên, quận Thanh Xuân (Hà Nội), Hòa đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp
trưởng.
Gặp
nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, quà
thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn:
nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn
giữ trật tự trong lớp… nhiều lắm!
-
Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế giễu nhau ngoái lớp thì làm sao? -
bố Hòa hỏi chen vào.
-
Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.
-
Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?
-
Có mà dám!
Nghe
cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.
Phương
Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm
là bà giáo R.Lipka.
Đã
vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười
chào: “Lần này, ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò
chuyện cơ đấy!”.
Khi
đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là
lớp trưởng?” (cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp
trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt
ta lâu nay vẫn hay dùng).
Thoáng
một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của
ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi
không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng
còn quá bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là
nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về
một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám
sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng
dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ
nhiệm để chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của học sinh trong thời gian học
tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như
nhau”.
Rồi
bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế
học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là
“trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không
chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là
“sỹ quan”, đứa là “lính” ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì
chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc
thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm
thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm… Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp
hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.
R.Lipka
liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.
Tôi
thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất
nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề
dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học.
Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hóa
Đông - Tây về giáo dục!”.
Từ
năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế.
Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên
trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là
“Phát ngôn viên của lớp”).
Vì
là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm
(không cần sự có mặt của các thầy cô).
Mọi
học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho
mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ
chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân
không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
Đề
tài “lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy
bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.
Không
ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân
chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài
đó.
Đây
là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay.
Học
kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium),
quận Trung tâm - Berlin.
Chiều
nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết. Thấy con bức xúc, tôi hỏi
thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên
lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da màu gốc
Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn
yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết
trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là “Tôi sẽ liên hệ để có
sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ
đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các
bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm
đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng
Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn
trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm
là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một
tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức”.
Đọc
tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:
-
Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
-
Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh
này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl
versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).
-
Tự con đánh giá về mình thế nào?
-
Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán,
Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
Còn
môn lịch sử, con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.
-
Hoạt động ngoại khóa?
-
Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có
thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã
ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã
cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến
tranh.
Ngập
ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật
cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín
khi mở ra ghi là “PHO”. Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng
chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải
không bố?
Chuyện
“lớp trưởng” đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí
tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch
tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.
Phải
chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những
Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder… cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi,
liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?
Cháu
gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo - đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi
tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có “nghề lớp trưởng” rồi, sẽ
giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!